Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại Huế
Tuần lễ Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại Huế có sự tham dự của các đại biểu đến từ Đại học Y khoa Nagoya, Đại học Tokyo Metropolitan, Đại học Kobe, Đại học Osaka, đại diện Tổ chức JICA, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng lãnh đạo lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam,...
Tại Trường Đại học Y Dược Huế diễn ra triển lãm ảnh về đất nước, con người Nhật Bản và tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Triển lãm trưng bày 70 tác phẩm về đất nước và con người Nhật Bản, về tình hữu nghị Việt - Nhật do nhà trường phát động từ tháng 6-2013 đến nay; giới thiệu và trưng bày 30 bài dự thi dưới nhiều hình thức khác nhau được chọn lựa từ các bài dự thi của sinh viên về đất nước và con người Nhật Bản do Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường phát động. Ngoài ra tại đây còn tổ chức Lễ khánh thành đưa Trung tâm nội soi Tiêu hóa do Đại học Nagoya tài trợ; trao danh hiệu Giáo sư danh dự cho Giáo sư Hidemi Goto thuộc Đại học Nagoya (Nhật Bản).
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Cao Ngọc Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Huế - đây là cơ hội tốt để Trường Đại học Y Dược Huế mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực; tăng cường tình hữu nghị và cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy cơ hội hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi nhân lực và chuyển giao công nghệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản cũng như giữa Trường Đại học Y Dược Huế với các đối tác Nhật Bản.
Trong Tuần lễ Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại Huế, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên thành phố Huế tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa Nhật Bản như: góc giới thiệu ẩm thực Nhật Bản, bánh gạo Oni ita Senbei, giới thiệu trang phục truyền thống Nhật Bản, trò chơi truyền thống Nhật Bản, truyện tranh Nhật Bản và nghệ thuật gói quà Nhật Bản - Furoshiki... Gian trưng bày các mô hình trò chơi bằng giấy luôn thu hút đông đảo các em yêu thích môn nghệ thuật này.
Bà Đỗ Thị Mỹ Châu, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, những năm qua, Thừa Thiên - Huế luôn là địa phương có nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội gắn kết với các thành phố của Nhật Bản. Nhiều chương trình hỗ trợ của Nhật Bản tại Huế như: trùng tu di tích cố đô Huế, đào tạo y bác sĩ, phát triển hệ thống nước sạch… Thông qua Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Nhật Bản còn tổ chức trưng bày “Sản phẩm truyền thống áo Kimono và sơn mài Nhật Bản” tại các kỳ Festival Huế; hợp tác, trao đổi văn hóa giữa các cố đô Nhật Bản và cố đô Huế, góp phần nâng cao mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng với Nhật Bản./.
Thủ tướng mong sớm triển khai Đại học Việt Nam - Nhật Bản  (14/09/2013)
Khai mạc “Không gian văn hóa Việt Nam” tại Italy  (14/09/2013)
Đẩy mạnh liên kết ba vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ  (14/09/2013)
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi  (13/09/2013)
Chuẩn bị sơ kết Nghị quyết Trung ương về “tam nông”  (13/09/2013)
Việt Nam mong IFC tiếp tục hỗ trợ tài chính, kỹ thuật  (13/09/2013)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay