Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G-20
22:24, ngày 06-09-2013
TCCSĐT - Chiều 5-9 Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã khai mạc tại Cung Constantine, ở St. Petersburg, thủ đô phương Bắc của Liên bang Nga, dưới sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà V.Pu-tin.
Toàn cảnh phòng họp Hội nghị thượng đỉnh G20 - Ảnh: Phân xã Mátxcơva |
Hội nghị đã diễn ra trong bối cảnh Mỹ và một số nước phương Tây đang ráo riết chuẩn bị phát động tấn công quân sự vào Syria giữa lúc thị trường tài chính thế giới tiếp tục bất ổn, vấn đề thất nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng tại nhiều nước, nền kinh tế thế giới đang phát triển thiếu cân bằng.
Phát biểu với báo giới trước thềm hội nghị, Tổng thống Pu-tin cho rằng, hội nghị sẽ thảo luận nhằm thông qua những quyết định đã được chuẩn bị trước, hàm ý gói biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thế giới, tạo việc làm mới. Hội nghị cũng tập trung thảo luận các vấn đề về trật tự kinh tế, kinh tế thế giới, các vấn đề phát triển, đấu tranh chống thất nghiệp, tham nhũng, tội phạm thuế và tệ quan liêu hành chính. Ðặc biệt lãnh đạo G20 cũng sẽ dành thời gian thảo luận về cuộc xung đột tại Syria.
Trước lễ khai mạc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành một loạt cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Italy Enrico Letta...
Trước đó, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cũng đã nhóm họp nhằm thống nhất cách tiếp cận đối với những vấn đề phức tạp nhất tại hội nghị G-20. Tại cuộc họp này, các nước thành viên BRICS cam kết đóng góp 100 tỷ USD vào quỹ dự trữ ngoại tệ chung nhằm ổn định các thị trường tiền tệ.
Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) nhóm họp - Ảnh: Phân xã Mátxcơva |
Kết thúc ngày họp đầu tiên, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã đạt được đồng thuận trong một số vấn đề như phát triển, tài chính - ngân hàng.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 đã thông qua Chiến lược phát triển St. Petersburg, theo đó đề ra những ưu tiên phát triển cơ bản mang tính chiến lược cho các nước thành viên trong trung hạn như củng cố cam kết của G20 về tăng trưởng chung và thúc đẩy sự phát triển của nhóm.
Với vai trò là Chủ tịch luân phiên G20, Nga đã đề xuất những điểm chính trong chiến lược phát triển của G20 là tạo việc làm có chất lượng, đảm bảo lòng tin và sự minh bạch cũng như thực thi hiệu quả các quy định.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị đã nhất trí về kế hoạch hành động, nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia như Google và Amazon lợi dụng kẽ hở pháp luật và các thiên đường trốn thuế để giảm số thuế phải đóng. Theo Bộ trưởng Siluanov, các nhà lãnh đạo G20 đều cho rằng phải nhất thể hóa các chế độ thuế, tăng cường đấu tranh chống nạn trốn thuế, ủng hộ kế hoạch tăng tính minh bạch của việc đánh thuế.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng đánh giá tích cực về các biện pháp nhằm chấn chỉnh các định chế tài chính, trước hết là các ngân hàng lớn vốn được xem là không thể bị phá sản. Trên thế giới hiện có khoảng 28 ngân hàng và chín công ty bảo hiểm thuộc loại này. Ông Siluanov nhấn mạnh đối với các định chế tài chính này cần đưa ra các yêu cầu giám sát bổ sung, trong khi cổ đông của các định chế tài chính này sẽ phải có trách nhiệm cao hơn.
Cũng tại hội nghị, nhóm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) đã nhất trí thành lập kho dự trữ ngoại tệ chung 100 tỷ USD. Số tiền này sẽ được sử dụng để ổn định các thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn biến động vì kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ. Việc thành lập kho dự trữ ngoại tệ chung là sự nối tiếp thỏa thuận về việc thành lập ngân hàng phát triển chung đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Durban, Nam Phi, diễn ra trong năm nay.
Cũng theo Bộ trưởng Tài chính Nga, các quan chức G20 đã đạt đồng thuận về việc dừng các khoản tiền hỗ trợ được cấp không sang tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng vì mục tiêu phát triển. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các biện pháp chính sách kinh tế - tài chính phi chuẩn rõ ràng là không thể được tiếp tục và các nước đang bắt đầu dừng các biện pháp như vậy. Ông nhắc lại mục tiêu chính là tạo nền tảng cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu thông qua sự phát triển thực sự cũng như thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm.
Tổng thống Nga phát biểu cho rằng tình hình hiện nay đã ổn định hơn nhờ các biện pháp mà các nước thành viên đã triển khai song nhiệm vụ chính sẽ vẫn là đưa kinh tế toàn cầu trở lại tăng trưởng bền vững và cân bằng. Ông nêu rõ, những rủi ro mang tính hệ thống và những điều kiện cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng quay lại vẫn còn. Ông nhắc đến việc chỉ mới đây Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,1%, trong khi các dự báo đưa ra một năm trước xoay quanh mức 4%. Ông cho rằng kinh tế Mỹ đang tăng trưởng song lại không được nhanh như mong đợi.
Hội nghị tiếp tục diễn ra trong ngày 6-9 và kết thúc với việc ký Tuyên bố và Kế hoạch Saint Petersburg./.
Thường trực Ban Bí thư hội đàm với lãnh đạo Cuba  (06/09/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Romania  (06/09/2013)
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phúc lợi xã hội  (06/09/2013)
Hội thảo “Chính sách bảo hiểm hưu trí và các khuyến nghị sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội”  (06/09/2013)
Trao kỷ niệm chương tặng cho Tổng lãnh sự Cuba  (06/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay