Công ước Lao động Hàng hải quốc tế chính thức có hiệu lực
22:07, ngày 22-08-2013
TCCSĐT - Công ước Lao động Hàng hải của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) chính thức có hiệu lực ngày 20-8-2013, mở ra một kỷ nguyên mới, bảo đảm việc làm bền vững cho thuyền viên và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu hoạt động trong ngành vận tải biển toàn cầu.
Công ước Lao động Hàng hải (LMC) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho khoảng 1,5 triệu thuyền viên trên toàn thế giới và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu. Việt Nam là nước thứ 37 phê duyệt Công ước.
Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder, cho biết: “Công ước này là một mốc quan trọng trong lịch sử hàng hải. Đây là sản phẩm của cơ chế đối thoại ba bên và hợp tác quốc tế, thúc đẩy việc tạo điều kiện sống và làm việc bảo đảm, bền vững cho thuyền viên, trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu trong một ngành mang tính toàn cầu hóa cao”.
Công ước MLC 2006 chính thức trở thành luật quốc tế áp dụng từ ngày 20-8-2013. Để có hiệu lực, Công ước cần sự tham gia của ít nhất 30 nước thành viên ILO, chiếm hơn hơn 33% tổng lượng hàng hóa vận chuyện qua đường hàng hải của cả thế giới. Đến nay, hơn 45 nước thành viên ILO đã phê duyệt Công ước; những nước này ước tính vận chuyển khoảng 75% tổng lượng hàng hóa vận tải biển toàn cầu.
Công ước MLC 2006 đã nhận được sự đồng thuận cao từ Liên đoàn Lao động Vận tải quốc tế (ITF) - tổ chức đại diện cho thuyền viên, và Hiệp hội Chủ tàu quốc tế (ISF). Cả hai tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong 5 năm phát triển, xây dựng và đưa Công ước MLC ra trước Hội nghị Lao động quốc tế của ILO năm 2006.
Công ước MLC 2006 cũng được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) - công ước đại diện cho ngành vận tải biển toàn cầu, chiếm khoảng 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển toàn cầu - ủng hộ mạnh mẽ. Liên minh châu Âu đã phê duyệt một số hướng dẫn thúc đẩy việc hiệu lực hóa Công ước này. Trong khi đó, các tổ chức khu vực về kiểm tra của chính quyền cảng (port State control) là Paris-MOU và Tokyo-MOU cũng đã phê duyệt các nguyên tắc được đưa ra trong Công ước MLC 2006 nhằm tăng cường kiểm tra và giám sát của các chính quyền tại bến cảng.
Bà Cleopatra Doumbia-Henry, Trưởng bộ phận Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO cho biết: “Công ước MLC 2006 có hiệu lực là một sự kiện đáng chú ý trong lịch sử luật hàng hải quốc tế. Giờ đây nhiệm vụ của tất cả chúng ta là đưa cơ sở pháp lý này trở thành luật và thực tiễn để thuyền viên có thể được bảo vệ và các chủ tàu đạt chuẩn có thể thực sự hưởng lợi từ Công ước”. Bà Doumbia-Henry nhấn mạnh, “ILO sẽ đồng hành với chính phủ, các tổ chức của thuyền viên và chủ tàu cùng các bên liên quan trong ngành hàng hải để bảo đảm rằng những mục tiêu của Công ước MLC 2006 được thực hiện đầy đủ”.
Công ước MLC 2006, một mặt tập hợp những tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho thuyền viên, mặt khác giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ tàu đạt chuẩn mang cờ của các nước đã phê duyệt Công ước, thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc bảo đảm hiệu quả và tăng độ tin cậy trong vận tải biển. Mục tiêu bao trùm của Công ước là bảo đảm điều kiện làm việc song song với cạnh tranh bình đẳng.
Việt Nam trở thành nước thứ 37 phê duyệt công ước vào tháng 5-2013.
Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, hiện nay có khoảng 32.000 sỹ quan, thuyền viên được cấp chứng chỉ, trong đó có khoảng 27.000 người đang làm việc trên đội tàu trong nước và các tàu nước ngoài. Đội tàu 1.700 chiếc của Việt Nam đáp ứng được khoảng một phần mười lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam và gần một nửa số hàng hóa vận chuyển trong nước.
Ngày 25-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua kế hoạch thực hiện Công ước MLC. Thủ tướng yêu cầu đến năm 2015, phải hoàn thiện luật pháp về lao động hàng hải; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho đội tàu của Việt Nam và thiết lập một cơ chế tham vấn ba bên có đại diện của chính phủ, chủ tàu và thuyền viên trong năm nay. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi, thông tin và giải trí ở cảng biển cũng cần được hoàn thành từ nay đến năm 2020.
Giám đốc ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki đã chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước MLC 2006. Ông cho biết, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc nâng cao đội tàu trong nước lên tầm quốc tế và thể hiện mạnh mẽ cam kết bảo vệ thuyền viên. Đồng thời cam kết, ILO sẽ đồng hành với Việt Nam, giúp nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật để Công ước có thể đi vào cuộc sống./.
Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder, cho biết: “Công ước này là một mốc quan trọng trong lịch sử hàng hải. Đây là sản phẩm của cơ chế đối thoại ba bên và hợp tác quốc tế, thúc đẩy việc tạo điều kiện sống và làm việc bảo đảm, bền vững cho thuyền viên, trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu trong một ngành mang tính toàn cầu hóa cao”.
Công ước MLC 2006 chính thức trở thành luật quốc tế áp dụng từ ngày 20-8-2013. Để có hiệu lực, Công ước cần sự tham gia của ít nhất 30 nước thành viên ILO, chiếm hơn hơn 33% tổng lượng hàng hóa vận chuyện qua đường hàng hải của cả thế giới. Đến nay, hơn 45 nước thành viên ILO đã phê duyệt Công ước; những nước này ước tính vận chuyển khoảng 75% tổng lượng hàng hóa vận tải biển toàn cầu.
Công ước MLC 2006 đã nhận được sự đồng thuận cao từ Liên đoàn Lao động Vận tải quốc tế (ITF) - tổ chức đại diện cho thuyền viên, và Hiệp hội Chủ tàu quốc tế (ISF). Cả hai tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong 5 năm phát triển, xây dựng và đưa Công ước MLC ra trước Hội nghị Lao động quốc tế của ILO năm 2006.
Công ước MLC 2006 cũng được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) - công ước đại diện cho ngành vận tải biển toàn cầu, chiếm khoảng 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển toàn cầu - ủng hộ mạnh mẽ. Liên minh châu Âu đã phê duyệt một số hướng dẫn thúc đẩy việc hiệu lực hóa Công ước này. Trong khi đó, các tổ chức khu vực về kiểm tra của chính quyền cảng (port State control) là Paris-MOU và Tokyo-MOU cũng đã phê duyệt các nguyên tắc được đưa ra trong Công ước MLC 2006 nhằm tăng cường kiểm tra và giám sát của các chính quyền tại bến cảng.
Bà Cleopatra Doumbia-Henry, Trưởng bộ phận Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO cho biết: “Công ước MLC 2006 có hiệu lực là một sự kiện đáng chú ý trong lịch sử luật hàng hải quốc tế. Giờ đây nhiệm vụ của tất cả chúng ta là đưa cơ sở pháp lý này trở thành luật và thực tiễn để thuyền viên có thể được bảo vệ và các chủ tàu đạt chuẩn có thể thực sự hưởng lợi từ Công ước”. Bà Doumbia-Henry nhấn mạnh, “ILO sẽ đồng hành với chính phủ, các tổ chức của thuyền viên và chủ tàu cùng các bên liên quan trong ngành hàng hải để bảo đảm rằng những mục tiêu của Công ước MLC 2006 được thực hiện đầy đủ”.
Công ước MLC 2006, một mặt tập hợp những tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho thuyền viên, mặt khác giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ tàu đạt chuẩn mang cờ của các nước đã phê duyệt Công ước, thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc bảo đảm hiệu quả và tăng độ tin cậy trong vận tải biển. Mục tiêu bao trùm của Công ước là bảo đảm điều kiện làm việc song song với cạnh tranh bình đẳng.
Việt Nam trở thành nước thứ 37 phê duyệt công ước vào tháng 5-2013.
Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, hiện nay có khoảng 32.000 sỹ quan, thuyền viên được cấp chứng chỉ, trong đó có khoảng 27.000 người đang làm việc trên đội tàu trong nước và các tàu nước ngoài. Đội tàu 1.700 chiếc của Việt Nam đáp ứng được khoảng một phần mười lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam và gần một nửa số hàng hóa vận chuyển trong nước.
Ngày 25-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua kế hoạch thực hiện Công ước MLC. Thủ tướng yêu cầu đến năm 2015, phải hoàn thiện luật pháp về lao động hàng hải; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho đội tàu của Việt Nam và thiết lập một cơ chế tham vấn ba bên có đại diện của chính phủ, chủ tàu và thuyền viên trong năm nay. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi, thông tin và giải trí ở cảng biển cũng cần được hoàn thành từ nay đến năm 2020.
Giám đốc ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki đã chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước MLC 2006. Ông cho biết, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc nâng cao đội tàu trong nước lên tầm quốc tế và thể hiện mạnh mẽ cam kết bảo vệ thuyền viên. Đồng thời cam kết, ILO sẽ đồng hành với Việt Nam, giúp nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật để Công ước có thể đi vào cuộc sống./.
Nâng bậc lương trước thời hạn nếu lập thành tích xuất sắc  (22/08/2013)
Tuyển dụng, bổ nhiệm công chức: Chỉ rõ “địa chỉ” yếu kém  (22/08/2013)
Năm học mới, phấn đấu 95% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày  (22/08/2013)
Phê chuẩn nhân sự mới  (22/08/2013)
Tổng thống Hàn Quốc thăm Việt Nam vào tháng 9 tới  (22/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay