Tuyển dụng, bổ nhiệm công chức: Chỉ rõ “địa chỉ” yếu kém
Ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, việc thực hiện tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm đã từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, việc chậm xây dựng hệ thống danh mục vị trí việc làm cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức thi tuyển công chức theo vị trí việc làm và tổ chức thi môn nghiệp vụ chuyên ngành ở các bộ, ngành, địa phương hiện nay.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã thể hiện tinh thần cải cách hành chính, như: tăng cường phân cấp gắn với quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Nội dung, chương trình đạo tạo, bồi dưỡng dần được hoàn thiện, thống nhất, bám sát nhu cầu thực tiễn của hoạt động công vụ.
Nhìn chung công tác bổ nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, minh bạch. Một số địa phương đã mạnh dạn tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, phòng và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Công tác luân chuyển đã góp phần đào tạo, thử thách cán bộ qua thực tiễn và tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, khắc phục một bước xu hướng cục bộ, khép kín, trì trệ trong đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng cho rằng, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Để nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức, viên chức, Chính phủ sẽ chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức; giữ gìn kỷ cương, kỷ luật và quy chế tổ chức các kỳ thi tuyển, xét tuyển; nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách tổ chức thi tuyển công chức và tổ chức các kỳ thi tuyển mang tính quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, mục tiêu đặt ra đến tháng 6-2014, 100% các bộ, ngành, địa phương triển khai việc xác định vị trí việc làm thuộc phạm vi quản lý. Đến 2015, 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển.
Phải chỉ rõ nơi nào làm tốt hoặc chưa tốt
Dự và phát biểu tại hội nghị giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng báo cáo cần có đánh giá toàn diện hơn, nêu rõ được mặt tốt, chưa tốt và trách nhiệm thuộc về ai để có giải pháp, hướng xử lý sau giám sát.
Theo đó, báo cáo phải thể hiện được sau thời gian thực hiện Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay như thế nào, cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng như thế nào trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Có thông tin số lượng công chức ở cấp xã quá đông nhưng trình độ, năng lực đáp ứng vị trí công việc còn hạn chế. Thực tế thế nào, qua giám sát cho thấy điều gì để chấn chỉnh? Hay về số công chức, viên chức “ngồi chơi xơi nước” có đúng như phản ánh không? Tiêu cực trong thi cử, tuyển dụng không thể nói là không có. Vậy mức độ, nguyên nhân, giải pháp thế nào?”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phan Trung Lý, nhấn mạnh rằng, việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức, viên chức là nội dung giám sát rất quan trọng, được dư luận rất quan tâm. Do đó, báo cáo cần thể hiện rõ nét hơn.
“Đã là báo cáo giám sát thì phải có địa chỉ, tức chỉ ra được nơi nào làm tốt hay chưa tốt. Thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề nên chúng ta không ngại đưa ra những tồn tại, yếu kém, tiêu cực hiện nay”, Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ và thống nhất các số liệu. Việc những tỉnh có các điều kiện tương ứng nhưng tỉnh này có nhiều chuyên viên chính, tỉnh kia lại rất ít thể hiện điều gì? Vì sao số lượng công chức, viên chức chưa qua đào tạo ở nhiều cơ quan lên đến cả hàng nghìn người. Hiệu quả số cán bộ, công chức được gửi đào tạo ở nước ngoài ra sao? Ngoài ra, một nội dung quan trọng trong giám sát là về cán bộ nhưng báo cáo chưa thể hiện rõ.
Về những nội dung trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết sẽ tiếp thu, phối hợp với Đoàn giám sát tiếp tục hoàn thiện báo cáo, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo đúng kế hoạch vào tháng 9 tới./.
Năm học mới, phấn đấu 95% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày  (22/08/2013)
Phê chuẩn nhân sự mới  (22/08/2013)
Tổng thống Hàn Quốc thăm Việt Nam vào tháng 9 tới  (22/08/2013)
Xây dựng bộ đội biên phòng vững mạnh về tư tưởng chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI  (22/08/2013)
Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Đắk Nông  (22/08/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên