Tập trung giải quyết bức xúc về đất đai ở Tây Nguyên
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì hội nghị.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Tây Nguyên có những mặt khó khăn hơn so với cùng kỳ nhiều năm, tuy nhiên, với sự nỗ lực của các địa phương, kinh tế - xã hội của vùng đã thu được nhiều kết quả tích cực như tăng trưởng GDP toàn vùng đạt khoảng 9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 899 triệu đô la Mỹ; thu ngân sách ước đạt 6.876 tỷ đồng. Công tác bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo, cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục, y tế được cải thiện. Toàn vùng đã đào tạo nghề cho 36 nghìn người, giải quyết việc làm cho 51.000 lao động.
Công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng có một số chuyển biến. Nhiều điểm nóng về phá rừng, khai thác gỗ trái phép đã bị xóa bỏ. Tuy hạn hán kéo dài nhưng tình hình cháy rừng được kiềm chế, diện tích rừng trồng mới đạt khá 1.513ha. Quy hoạch thủy điện được rà soát, loại bỏ bớt nhiều dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đất rừng và đời sống người dân.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn vùng đã huy động được nguồn vốn gần 32.300 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất. Đến nay toàn vùng có 2 xã đạt đủ 19 tiêu chí, 17 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 76 xã đạt từ 9-13 tiêu chí.
Tại hội nghị, vấn đề giải quyết đất sản xuất, việc làm và đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được lãnh đạo các tỉnh trong vùng và nhiều bộ, ngành Trung ương nêu lên với kiến nghị chung cần sớm giải quyết trong thời gian tới.
Sáu tháng đầu năm 2013, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã có nhiều biện pháp hỗ trợ về chăn nuôi, tạo việc làm, phát triển ngành nghề nông thôn, đồng thời tháo gỡ dần một số vướng mắc về đất đai trong các dự án nông lâm nghiệp nhằm tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đất sản xuất. Tuy vậy, thực tế cho thấy nỗ lực của các địa phương mới chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ và mang tính tình thế. Hiện toàn vùng còn trên 20.000 hộ thiếu đất sản xuất với diện tích tối thiểu khoảng 12.000ha.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 12 ngày 24-10-2011: “Từ nay đến năm 2015, tập trung giải quyết căn bản vấn đề đất đai, ưu tiên giải quyết đủ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, bảo đảm cho đồng bào làm chủ được mảnh đất của mình,” sau một năm rưỡi, toàn vùng Tây Nguyên mới giải quyết được khoảng 3.500 hộ thiếu đất sản xuất, bằng số hộ thiếu đất phát sinh thêm trong thời gian này. Do vậy, vấn đề thiếu đất sản xuất tiếp tục trở thành vấn đề cấp bách ở Tây Nguyên.
Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm là Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, lực lượng thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới và nội địa; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân; giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc về tài nguyên, môi trường, đất đai, việc làm và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị cần tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai kết quả Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 2 (2013), nhất là việc triển khai các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và các cam kết hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển kinh tế và an sinh xã hội; tiếp tục tổ chức kiểm kê, đánh giá thực trạng hạ tầng nông thôn, tình hình sử dụng đất, sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân di cư tự do để đề xuất chủ trương, giải pháp căn cơ, lâu dài; kết hợp với việc đôn đốc thực hiện Quyết định số 755 (ngày 20-5-2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Ban Chỉ đạo cũng sẽ sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 12 của Bộ Chính trị, trên cơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề quan trọng và cấp thiết báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, chính sách, cơ chế đối với vùng Tây Nguyên./.
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng năm nay xuống 4,2%  (22/07/2013)
Chứng khoán châu Á đi lên sau bầu cử Nhật Bản  (22/07/2013)
Thương mại là điểm sáng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ  (22/07/2013)
Việt - Mỹ đã tới lúc cần xác lập khuôn khổ quan hệ mới  (22/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên