Tăng cường hợp tác công đoàn giữa các nước ASEAN đối với lao động di cư
TCCSĐT - Trong ba ngày, từ ngày 16 đến ngày 18-7-2013, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức Hội thảo “Tăng cường hợp tác công đoàn giữa các nước ASEAN đối với lao động di cư”. Tham dự Hội thảo có các nhà lãnh đạo công đoàn đến từ các nước: Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Nê-pan, Thái Lan và Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Quốc gia ILO Việt Nam Gy-o-gy Xdi-rắc-xki (Gyorgy Sziraczki), cho biết: "Lao động di cư đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của nước tiếp nhận và lượng kiều hối họ gửi về nhà góp phần phát triển kinh tế của quốc gia quê hương họ, nhưng họ thường nhận được rất ít sự bảo vệ và quyền lợi". Theo ông Gy-o-gy Xdi-rắc-xki, di cư lao động quốc tế là một "hiện tượng không thể tránh khỏi" trong một nền kinh tế toàn cầu hóa. Vì vậy, các tổ chức công đoàn, với vai trò một tổ chức đấu tranh cho công bằng xã hội và quyền con người, cần phải tiến hành các biện pháp tích cực nhất nhằm đảm bảo di cư an toàn và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tại Hội thảo, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã kêu gọi các nước Đông Nam Á xây dựng sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức công đoàn để bảo vệ lao động di cư quốc tế, những người thường dễ bị tổn thương do bị đối xử bất công, lạm dụng và bóc lột. Chuyên viên cao cấp ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các hoạt động của người lao động, ông Pông Xu An (Pong-Sul Ahn) cho biết, sự hợp tác giữa các tổ chức công đoàn của cả nước gửi và tiếp nhận lao động đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ và bảo vệ các quyền của người lao động di cư. Ông cũng chia sẻ: "Bảo vệ quyền lợi của lao động di cư là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong nước và tránh tình huống lao động di cư quốc tế và lao động trong nước cạnh tranh lẫn nhau".
Theo ông Pông Xu An, các quyền của lao động di cư cần được bảo vệ bất kể người lao động ở tình trạng có giấy tờ hay không có giấy tờ hợp pháp, vì vậy vấn đề di cư lao động quốc tế cần phải được quản lý theo các chính sách dựa trên quyền, được ghi nhận bởi các công ước quốc tế và luật pháp quốc gia. ILO ước tính trong số 105 triệu lao động di cư quốc tế trên thế giới, có khoảng 30 triệu lao động xuất thân từ châu Á - Thái Bình Dương. Khoảng 14 triệu lao động di cư từ các nước ASEAN và 6 triệu lao động làm việc ngay tại khu vực này, chủ yếu ở Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po và Bru-nây.
Số người di cư qua biên giới tìm việc làm dự kiến sẽ tăng trong những thập kỷ tới do các thay đổi về cơ cấu dân số và chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người và lương. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 cho phép lao động nội khối có tay nghề cao tự do di chuyển có thể sẽ đóng góp thêm cho xu hướng này.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, khoảng 80.000 lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài mỗi năm. Khoảng 500.000 lao động hiện đang làm việc hợp pháp ở hơn 40 quốc gia. Dự kiến trong năm 2013 họ sẽ gửi về lượng kiều hối khoảng 1,8-2 tỷ USD.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình cho rằng, một mạng lưới liên kết vững mạnh của các tổ chức công đoàn trong khu vực cũng có thể hỗ trợ các nỗ lực nhằm tập hợp một cách hiệu quả lao động di cư. Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Hòa Bình, "Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, trẻ cần cù nhưng chưa đủ điều kiện để có thể tạo đầy đủ việc làm, việc làm bền vững cho họ. Vì vậy, Việt Nam coi việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những chiến lược quốc gia. Việt Nam đã thực hiện khá thành công công việc này trong những năm qua và sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện chiến lược này. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực của Việt Nam nói chung và tổ chức công đoàn nói riêng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư."
Hội thảo khu vực này được hỗ trợ bởi dự án di cư an toàn ILO-ASEAN (Dự án Tam Giác ASEAN), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Ca-na-đa tài trợ.
Phát triển Đảng ở vùng đồng bào có đạo - một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở Bù Gia Mập  (17/07/2013)
Đẩy mạnh phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”  (17/07/2013)
Bản sắc dân tộc và sự phát triển văn hóa  (17/07/2013)
Bản sắc dân tộc và sự phát triển văn hóa  (17/07/2013)
Đoàn Tạp chí Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Italia  (17/07/2013)
Cải cách hành chính theo mô hình doanh nghiệp ở các nước phương Tây  (17/07/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên