Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6-2013
Ngày 27-6, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6-2013 theo hình thức truyền hình trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã dành cả ngày để thảo luận tình hình kinh tế - xã hội.
Kết quả 6 tháng tạo đà cho tăng trưởng thời gian tới
Kết luận phần thảo luận về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá 6 tháng đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP, các Nghị quyết và Chỉ thị khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù còn nhiều khó khăn, song đã có những chuyển biến tích cực; các lĩnh vực đều đạt được những kết quả bước đầu, đúng hướng, tạo đà cho tăng trưởng của những quý tiếp theo của năm 2013.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ở một số ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa kịp thời, chưa đồng bộ... vì vậy đã làm hạn chế tác dụng của các chính sách.
Nhấn mạnh bên cạnh thuận lợi, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2013 còn nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2013, đặc biệt là chưa đặt vấn đề điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Thủ tướng nhấn mạnh trong 6 tháng cuối năm 2013 cần kiên định thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; không chủ quan, lơ là trước mục tiêu kiềm chế lạm phát. Đi đôi với đó là phải thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì được đà tăng trưởng ở mức hợp lý, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013. Tiếp tục điều hành giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của lạm phát; tập trung tăng dư nợ tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ... yêu cầu đặt ra là phải đưa dư nợ tín dụng vào đúng chỗ.
Đồng thời, điều hành tốt tỷ giá, quản lý chặt chẽ thị trường vàng theo mục tiêu, không để vàng trở thành phương tiện thanh toán, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Tập trung thực hiện tốt kế hoạch thu chi ngân sách, bảo đảm cân đối thu chi, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không để vỡ kế hoạch thu chi ngân sách.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện tái cơ cấu; hết sức quan tâm đến huy động đầu tư toàn xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển bằng các hình thức; tăng cường thu hút và giải ngân vốn FDI và ODA; chú trọng thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; lưu ý thực hiện hiệu quả các phương án huy động vốn, giải ngân, giải phóng mặt bằng trong triển khai một số dự án giao thông trọng điểm quốc gia, đặc biệt là đối với các dự án mở rộng Quốc lộ 1A; dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14); dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Thực hiện mạnh mẽ giải pháp tháo gỡ khó khăn
Đề cập tới các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải thực hiện tốt các chính sách về miễn, giảm, hoãn thuế; đồng thời cũng phải kiểm soát tốt việc thu đúng, thu đủ, chống tình trạng gian lận, trốn thuế; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn. Sớm đưa Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) đi vào hoạt động, qua đó góp phần xử lý nợ xấu, khai thông dòng vốn tín dụng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển; quyết liệt xử lý hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Các cấp, các ngành cần tích cực triển khai các chương trình phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm; nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu; tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường, giá cả; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng...
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, các Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và việc làm; triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đề án giảm tải bệnh viện; quan tâm chỉ đạo các giải pháp phòng chống bão lũ trong mùa mưa bão; thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiên các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông...
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyên truyền; bảo đảm thông tin minh bạch, khách quan về mọi mặt của tình hình kinh tế - xã hội nhằm định hướng dư luận, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra cho năm 2013 và các năm tiếp theo./.
Việt Nam - Indonesia chính thức là Đối tác Chiến lược  (27/06/2013)
Thủ tướng gửi điện mừng tân Thủ tướng Australia  (27/06/2013)
Tăng cường hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào  (27/06/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên