UNESCO đưa nhiều danh lam thắng cảnh vào danh sách Di sản thế giới
08:35, ngày 23-06-2013
Ngày 21-6, tại phiên họp lần thứ 37 đang diễn ra ở Cam-pu-chia, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa nhiều danh thắng thiên nhiên và những giá trị văn hóa của các quốc gia vào danh sách Di sản thế giới, với hy vọng bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp vô giá vốn có này.
Theo thông báo, Liên hiệp Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã quyết định đưa vùng núi Thiên Sơn Tân Cương ở Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, dãy núi Pa-mia (Pamirs) của Ta-gi-ki-xtan, biển cát Na-míp (Namib) tại Na-mi-bi-a, Núi lửa Ết-na (Etna) hùng vĩ tại I-ta-li-a, 6 pháo đài cổ ở bang Ra-gia-xthan (Rajasthan) của Ấn Độ, 16 nhà thờ bằng gỗ tại dãy núi Các-pát (Carpathian) thuộc Ba Lan và U-crai-na và Khu vực bảo tồn sinh quyển Ên Pi-na-ca-tê và Gran Đê-xi-êc-tô đê An-ta (El Pinacate và Gran Desierto de Altar) tại Mê-hi-cô vào danh sách Di sản thế giới. Ngoài mục đích vinh danh vẻ đẹp tự nhiên của những di sản trên, Ủy ban này còn khẳng định cam kết bảo tồn những giá trị vô giá trên cho các thế hệ mai sau.
Theo UNESCO, núi lửa Ết-na, nằm ở phía Đông của đảo Xi-xin (Sicily, I-ta-li-a), là núi lửa cao nhất châu Âu với độ cao 3.300m, được biết đến cách đây 2.700 năm trong các tư liệu cổ nhất về núi lửa. UNESCO đánh giá núi lửa Ết-na là một trong những danh thắng được nghiên cứu nhiều nhất thế giới, có vai trò quan trọng bởi sự nổi tiếng, giá trị khoa học và văn hóa cũng như giá trị về giáo dục của địa điểm này. Hiện, núi lửa Ết-na được mô tả giống cây hạt dẻ, vẫn hoạt động và gây ra nhiều đợt phun trào.
Đối với biển cát Na-míp, UNESCO cho biết đây là sa mạc duyên hải duy nhất trên thế giới có tên trong danh sách Di sản thế giới. Danh lam này nổi tiếng bởi loạt đụn cát do các chiều gió tương tác với địa chất và sinh học tạo ra. Địa điểm này còn được biết đến với sự đa dạng về thực vật và động vật. Trong khi đó, Khu vực bảo tồn sinh quyển Ên Pi-na-ca-tê và Gran Đê-xi-êc-tô đê An-ta tại Mê-hi-cô là “ngôi nhà khổng lồ” của hơn 540 loài thực vật, 44 loài động vật có vú và hơn 200 loài chim cũng như 40 loài bò sát.
Dãy núi Pa-mia nổi tiếng bởi nhiều loài chim và động vật có vú đang bị đe dọa là di tích đầu tiên của Ta-gi-kixtan được đưa vào danh sách Di sản thế giới.
Cuộc họp thường niên kéo dài 10 ngày của UNESCO đang diễn ra tại Cam-pu-chia. Có 31 địa danh được tổ chức này xem xét đưa vào danh sách Di sản thế giới lần này./.
Theo UNESCO, núi lửa Ết-na, nằm ở phía Đông của đảo Xi-xin (Sicily, I-ta-li-a), là núi lửa cao nhất châu Âu với độ cao 3.300m, được biết đến cách đây 2.700 năm trong các tư liệu cổ nhất về núi lửa. UNESCO đánh giá núi lửa Ết-na là một trong những danh thắng được nghiên cứu nhiều nhất thế giới, có vai trò quan trọng bởi sự nổi tiếng, giá trị khoa học và văn hóa cũng như giá trị về giáo dục của địa điểm này. Hiện, núi lửa Ết-na được mô tả giống cây hạt dẻ, vẫn hoạt động và gây ra nhiều đợt phun trào.
Đối với biển cát Na-míp, UNESCO cho biết đây là sa mạc duyên hải duy nhất trên thế giới có tên trong danh sách Di sản thế giới. Danh lam này nổi tiếng bởi loạt đụn cát do các chiều gió tương tác với địa chất và sinh học tạo ra. Địa điểm này còn được biết đến với sự đa dạng về thực vật và động vật. Trong khi đó, Khu vực bảo tồn sinh quyển Ên Pi-na-ca-tê và Gran Đê-xi-êc-tô đê An-ta tại Mê-hi-cô là “ngôi nhà khổng lồ” của hơn 540 loài thực vật, 44 loài động vật có vú và hơn 200 loài chim cũng như 40 loài bò sát.
Dãy núi Pa-mia nổi tiếng bởi nhiều loài chim và động vật có vú đang bị đe dọa là di tích đầu tiên của Ta-gi-kixtan được đưa vào danh sách Di sản thế giới.
Cuộc họp thường niên kéo dài 10 ngày của UNESCO đang diễn ra tại Cam-pu-chia. Có 31 địa danh được tổ chức này xem xét đưa vào danh sách Di sản thế giới lần này./.
Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương về triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 2  (22/06/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cu-ba  (22/06/2013)
Khai mạc Hội nghị “Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn” dành cho các địa phương Duyên hải miền Trung  (22/06/2013)
Hội nghị toàn quốc Tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005  (22/06/2013)
Hội nghị toàn quốc Tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005  (22/06/2013)
Quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc  (22/06/2013)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên