Hà Nội: Thí điểm thi tuyển lãnh đạo
Ngày 13-5, sau thời gian khảo sát thực tế tại một số địa điểm của thành phố, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.
Được biết từ năm 2005 đến nay, thành phố đã ban hành 23 văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Công tác tuyển dụng của thành phố bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển bảo đảm nguyên tắc công bằng, cạnh tranh. Xác định rõ vị trí làm việc để xây dựng cơ cấu về trình độ, chuyên ngành trước khi tuyển dụng. Chỉ tính riêng năm 2012, số công chức cấp xã trúng tuyển là 1.326 người, viên chức giáo dục là 7.504 người và số viên chức sự nghiệp khác là 788 người. Đến năm 2015, phấn đấu 80% công chức có trình độ đại học trở lên.
Đồng thời, thành phố cũng chú trọng các chủ trương, chính sách đặc thù về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Từ năm 2009 đến nay đã tuyển dụng 37 thủ khoa các trường, tiếp nhận 42 viên chức ngoại tỉnh có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ về công tác tại các cơ quan đơn vị của thành phố.
Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cũng xuất phát từ yêu cầu công việc và quy hoạch cán bộ từng địa phương, đơn vị, thực hiện phương châm “mở” và “động” trong quy hoạch cán bộ. Từ năm 2010 đến nay bổ nhiệm 2.753 cán bộ, công chức, viên chức vào vị trí lãnh đạo cấp thành phố, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã.
Tại buổi làm việc, thành phố Hà Nội cũng đề xuất, kiến nghị Bộ Nội vụ sớm có hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định vị trí việc làm và xác định ngạch công chức; quy định về các đối tượng có tài năng, năng khiếu đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thống nhất các chuyên ngành đào tạo, cách tính điểm học tập trung bình toàn khóa ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp trong toàn quốc để bảo đảm sự công bằng và thống nhất./.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri  (13/05/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu ưu tú dự Đại hội Công đoàn Quân đội lần thứ VIII  (13/05/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Liên bang Nga  (13/05/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường Trung cấp An ninh nhân dân I  (13/05/2013)
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc  (13/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay