Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri
* Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, chiều 13-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Đại biểu Quốc hội khóa XIII và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, thông báo những nội dung chính của Kỳ họp thứ 5 cũng như lắng nghe và giải đáp nhiều tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội.
Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông báo với cử tri dự kiến chương trình, nội dung chính của Kỳ họp thứ 5, nghe báo cáo giải quyết kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.
Các ý kiến phát biểu của cử tri bày tỏ hoan nghênh việc tại kỳ họp lần này Quốc hội sẽ tiến hành việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Nhiều ý kiến cũng đánh giá cao những kết quả bước đầu về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, đồng thời mong muốn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhất là những bộ phận có điều kiện để tham nhũng, trong đó cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội.
Tổng Bí thư đã trao đổi với cử tri về những nội dung liên quan tới góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề thí điểm không thành lập Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn, xung quanh vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau về Luật Đất đai sửa đổi và việc tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội.
Xung quanh vấn đề lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là bước triển khai cụ thể trong tổng thể các giải pháp về xây dựng Đảng, nếu làm tốt, làm đúng thì chắc chắn tình hình sẽ chuyển biến, đất nước ta sẽ phát triển đi lên.
Đối với công tác xây dựng và lấy ý kiến Dự thảo Hiếp pháp năm 1992, Tổng Bí thư khẳng định, đây là lần đầu tiên việc lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được triển khai lấy ý kiến sâu rộng các tầng lớp nhân dân, và triển khai cụ thể bài bản, phát huy cao độ được nhiều ý kiến tâm huyết của nhân dân.
Đây cũng là dịp để nhân dân thể hiện lòng yêu nước của mình, cũng là dịp để tuyên truyền giới thiệu các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Vấn đề là phải tiếp thu chọn lọc. Điểm nào chúng ta khẳng định có tính chất bản chất, nguyên tắc, điểm nào ý kiến còn đang khác nhau, tiếp tục trao đổi, thảo luận và điểm nào không phù hợp và mang tính chống đối chế độ, chống đối Đảng, có tính chất phá hoại thì chúng ta kiên quyết đấu tranh phê phán, bác bỏ”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết: Thời gian tới Quốc hội sẽ tăng cường giám sát hậu chất vấn, giám sát việc thực thi các chính sách, pháp luật; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, nhất là ở các quận, huyện vùng sâu, vùng xa.
* Cùng ngày 13-5, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã về thăm và tiếp xúc cử tri tại huyện Lắk (Đắk Lắk).
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt trên 13,09%, trong đó, nông, lâm nghiệp tăng 4,14%, công nghiệp, xây dựng tăng trên 42,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 585 USD.
Đánh giá cao những kết quả mà huyện Lắk đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị huyện tập trung phát huy lợi thế của địa phương; chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đầu tư thâm canh mở rộng diện tích cây lúa nước, cây ca cao. Từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa để tăng thu nhập trên từng đơn vị diện tích, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn huyện Lắk nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, quy hoạch cán bộ gắn với việc phát triển đảng viên mới, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ tại chỗ, đoàn kết các dân tộc xây dựng huyện, tỉnh vững mạnh toàn diện...
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đã đến thăm, tiếp xúc với đông đảo cử tri tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lắk.
* Cũng trong ngày 13-5, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri tại huyện Nam Giang.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Là một trong những huyện nghèo nhất nước với tỷ lệ hộ nghèo gần 68%, trong thời gian tới, lãnh đạo huyện Nam Giang cần bố trí cán bộ cốt cán nắm địa bàn để hướng dẫn người dân phát triển sản xuất; nghiên cứu một số mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của huyện để áp dụng; tiến hành chuyển giao kỹ thuật để người dân nắm bắt được phương thức canh tác, nuôi trồng một cách khoa học.
Phó Thủ tướng đề nghị cán bộ tỉnh cần tích cực bám địa bàn, nắm vững tình hình đời sống của người dân; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép; làm rõ việc có hay không tình trạng cán bộ bao che cho lâm tặc, khoáng tặc khai thác trái phép; kiên quyết không để dân đói, bệnh tật diễn ra trên diện rộng hay tái diễn hủ tục.
Cử tri huyện Nam Giang đề nghị Quốc hội quan tâm hơn đến chính sách cán bộ ngành giáo dục cấp huyện, nhất là miền núi; có biện pháp ngăn chặn nạn khai thác tài nguyên trái phép gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân địa phương; chính sách hướng nghiệp của con em đồng bào...
* Cùng ngày 13-5, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa và tiến hành tiếp xúc cử tri trên địa bàn 3 huyện Thường Xuân, Tĩnh Gia và huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu biểu dương Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới trong công tác tiếp xúc cử tri, trong đó có việc tăng cường nắm bắt, giám sát các công trình trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc giám sát xây dựng 7 thủy điện trên sông Mã. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa gặp gỡ các tập đoàn, tổng công ty để trao đổi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án trên địa bàn.
Các thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị tỉnh khẩn trương hoàn thiện dự án nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn dốc Xây đến thành phố Thanh Hóa và một số dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Trong quý I, sản xuất nông, lâm, thủy sản của Thanh Hóa phát triển ổn định và tăng trưởng khá so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ước đạt 1.186 tỷ đồng, tăng 4,5%. Tuy nhiên về chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn do xuất hiện dịch tai xanh trên địa bàn 7 huyện và dịch lở mồm long móng ở 5 huyện. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng, không để dịch lây lan sang diện rộng./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu ưu tú dự Đại hội Công đoàn Quân đội lần thứ VIII  (13/05/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Liên bang Nga  (13/05/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường Trung cấp An ninh nhân dân I  (13/05/2013)
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc  (13/05/2013)
Năm 2013: Giảm 100.000 hồ sơ thi đại học, cao đẳng  (13/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay