Vai trò tổ chức chính trị trong doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh
TCCSĐT - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về “Đẩy mạnh công tác tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân”, đã có gần 60% bí thư, cấp ủy được tín nhiệm, cử giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch công đoàn. Số tổ chức đảng thành lập tăng 4,8 lần, tổ chức công đoàn tăng 2,3 lần và tổ chức đoàn, hội tăng 6 lần so với năm 2003.
1. Kết quả bước đầu
Trong 5 năm (2003 – 2008), Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập được 149 tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, nâng tổng số doanh nghiệp tư nhân có tổ chức đảng lên 216 (112 cơ sở đảng và 104 chi bộ trực thuộc) với 2.239 đảng viên.
Hiện nay, Thành phố có 276 đảng viên làm chủ doanh nghiệp tư nhân, gồm 149 công ty trách nhiệm hữu hạn, 90 công ty cổ phần, 2 công ty hợp danh, 3 doanh nghiệp tư nhân.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đa số đảng viên làm chủ doanh nghiệp tư nhân; gương mẫu và chấp hành nghiêm pháp luật, điều lệ đảng và Quy định 15-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đảng viên làm kinh tế tư nhân; đồng thời, trực tiếp quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Hoạt động của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp do đảng viên làm chủ từng bước đi vào nề nếp, xây dựng được quy chế hoạt động, duy trì chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ.
Trong 5 năm qua, trong các doanh nghiệp tư nhân đã có thêm 792 công nhân lao động được kết nạp vào đảng; 1.938 tổ chức công đoàn được thành lập, kết nạp mới 109.931 công đoàn viên; xây dựng mới 635 tổ chức đoàn thanh niên cộng sản, kết nạp 13.672 đoàn viên và 1.197 cơ sở hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, kết nạp 25.060 hội viên.
2. Nguyên nhân
Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp tư nhân có bước phát triển nhanh như vậy vì:
Thứ nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân thấy được lợi ích thiết thực
Đây là điều quan trọng, cốt lõi. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ thấy lợi ích từ việc bố trí những đảng viên có trình độ, năng lực vào các chức danh lãnh đạo, quản lý mà còn thấy lợi ích từ những hoạt động thực tiễn của chi bộ đảng và tổ chức đoàn thể góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Hoạt động của chi bộ đảng và đoàn thể cũng không ngoài mục đích là giúp cho doanh nghiệp tư nhân phát triển và chăm lo bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp, nhà nước và người lao động.
Ở những nơi làm tốt, nội dung sinh hoạt chi bộ tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục người lao động an tâm làm việc, chấp hành kỷ luật lao động, vận động các chủ doanh nghiệp tư nhân giải quyết kịp thời những vướng mắc của công nhân, qua đó góp phần hạn chế đình công, lãn công.
Có nơi, chi bộ cùng công đoàn doanh nghiệp tư nhân phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương mở các lớp dạy văn hóa, ngoại ngữ, nâng cao tay nghề cho công nhân, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…Khi chủ doanh nghiệp tư nhân thấy đó là những hoạt động thiết thực, đem lại hiệu quả thì họ tạo điều kiện cho chi bộ đảng và các đoàn thể hoạt động.
Thứ hai, tổ chức chính trị đồng hành cùng doanh nghiệp
Mục đích hoạt động của chi bộ đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân là tập hợp giáo dục công nhân và người lao động tự giác ngộ giai cấp, sống có lý tưởng, nâng cao ý thức kỷ luật lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, ban đầu có rất nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân tỏ ra băn khoăn khi thành lập chi bộ đảng trong doanh nghiệp mình. Nhưng sau một thời gian, khi thấy được lợi ích thiết thực thì chính họ đã nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị trong doanh nghiệp tư nhân ra đời, hoạt động.
Ở Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood), chi bộ đảng đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, tập hợp lực lượng công nhân, rèn luyện nhân lực, hỗ trợ quản lý… Chi bộ đảng là một tập thể nhân viên ưu tú, đầu tàu trong mọi hoạt động của công ty. Vào thời điểm khi có những thông tin sữa nhiễm melamine, doanh thu của công ty bị sút giảm khá nghiêm trọng, đội ngũ bán hàng lao đao, chi bộ, ban giám đốc, công đoàn và đoàn thanh niên đã kịp thời họp bàn phương án tháo gỡ khó khăn. Vừa động viên anh chị em bán hàng ở các khu vực, các đảng viên, đoàn viên đã trực tiếp mang các phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đảm bảo không có melamine để giải thích với khách hàng. Nhờ vậy, sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định.
Ở doanh nghiệp tư nhân nước uống tinh khiết Sài Gòn (Sapuwa), chi bộ luôn chủ động tham gia cùng doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi bộ đã phân công 3 đảng viên tham gia quản lý, điều hành quá trình sản xuất, giới thiệu đảng viên có trình độ vào những vị trí then chốt.
Đội ngũ đảng viên ở công ty Sapuwa đã góp sức cùng doanh nghiệp thực hiện chăm lo cho công nhân bằng nhiều hình thức như xây nhà ăn tập thể có đủ tiện nghi, phục vụ bữa ăn miễn phí, xây dựng khu vui chơi, giải trí, khu vực xem truyền hình cáp, các câu lạc bộ bida, cờ tướng, bóng bàn… Sự chủ động tham gia đó đã được chủ doanh nghiệp tín nhiệm, tạo mọi điều kiện để chi bộ hoạt động.
Thứ ba, là “cầu nối” giữa chủ doanh nghiệp và người lao động
Các tổ chức chính trị càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển của doanh nghiệp bằng việc tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc giải quyết những bức xúc của công nhân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, của doanh nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, trở thành “cầu nối” giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và người lao động tạo ra mối quan hệ gắn bó, ổn định và cùng tiến bộ.
Thực tiễn ở chi bộ công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) là một minh chứng. Để thực hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị của mình, chi bộ Đảng đã xác định nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, từ đó tham gia giải quyết bức xúc của công nhân, bảo vệ quyền lợi của công nhân cũng như của doanh nghiệp. Nhờ đó, công ty luôn ổn định và có điều kiện ngày càng phát triển.
Ở công ty Pou Yuen, một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chi bộ đảng, công đoàn đã cùng ban giám đốc tổ chức nhiều lớp tuyên truyền về pháp luật lao động cho công nhân. Vào ngày thứ năm hằng tuần, công đoàn tổ chức các lớp tuyên truyền pháp luật, về an toàn giao thông, kiến thức xã hội, tâm lý… Hằng tháng tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo công ty với người lao động, tạo điều kiện để Ban giám đốc và người lao động hiểu nhau hơn, từ đó phát huy tinh thần đoàn kết, thúc đẩy phong trào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy, nơi nào có tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì nơi đó không hoặc ít xảy ra tranh chấp lao động. Bởi lẽ, các tổ chức trên đã phát huy được vai trò của mình và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của doanh nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
3. Những bài học kinh nghiệm và công việc tiếp theo
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về “Đẩy mạnh công tác tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân”, đã có gần 60% bí thư, cấp ủy được tín nhiệm, cử giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch công đoàn. Số tổ chức đảng thành lập tăng 4,8 lần, tổ chức công đoàn tăng 2,3 lần và tổ chức đoàn, hội tăng 6 lần so với năm 2003.
Qua quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học king nghiệm sau:
Thứ nhất, hoạt động của chi bộ, các tổ chức đoàn thể đã góp phần quan trọng vào ổn định và xây dựng phát triển doanh nghiệp, người lao động yên tâm làm việc, chấp hành kỷ luật lao động, các chủ doanh nghiệp tư nhân giải quyết kịp thời những vướng mắc của người lao động qua đó góp phần quan trọng vào hạn chế đình công, lãn công.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị là yếu tố quyết định trong việc đẩy mạnh công tác Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như năng lực của bí thư chi bộ, sức chiến đấu của từng đảng viên và tính năng động của các tổ chức đoàn thể.
Thứ ba, nơi nào quán triệt tốt quan điểm, chủ trương của Đảng; người đứng đầu cấp ủy quan tâm và đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp tư nhân thì việc thành lập và hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể sẽ thuận lợi hơn. Bởi vậy, cần tích cực chủ động vận động chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thuận với quan điểm, chủ trương của đảng để tiến tới thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Mục tiêu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đề ra từ nay đến 2010 là tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể và kết nạp đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, phấn đấu 50% doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên có tổ chức đảng và đoàn thanh niên cộng sản ; nâng tỷ lệ tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân có kết nạp đảng viên lên 60% năm 2010; thành lập tổ chức công đoàn trong 100% doanh nghiệp đủ điều kiện; phấn đấu tại 4 khu chế xuất , khu công nghiệp trọng điểm gồm Tân Thuận, Linh Trung, Tân Tạo và Tân Bình đều có đảng bộ cơ sở…
Để đạt được mục tiêu trên, cấp ủy các cấp cần phải đổi mới phương thức hoạt động, quán triệt thật tốt mục đích, ý nghĩa nội dung của Chỉ thị 11- CT/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân”; phân công đảng viên cùng sinh hoạt đảng với chi bộ doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ và giải quyết kịp thời những vướng mắc của chi bộ cũng như của doanh nghiệp.
Nhân rộng những mô hình tiên tiến tiêu biểu, tổ chức học tập tham quan, hội thảo, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chính trị trong doanh nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho cán bộ đảng, đoàn thể; hướng dẫn chi bộ, đoàn thể về nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Thường xuyên trao đổi, phối hợp tốt với chủ doanh nghiệp trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, tất cả vì lợi ích của người lao động, Nhà nước và doanh nghiệp./.
Khôi phục và phát triển làng nghề trong nông thôn ở Vĩnh Long  (22/04/2009)
“Kích cầu” - những tác động trái chiều cần quan tâm  (22/04/2009)
“Kích cầu” - những tác động trái chiều cần quan tâm  (22/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển