Bước tiến quan trọng
19:02, ngày 03-04-2013
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao mới rồi ở Đơ-ban (Durban), Nam Phi, là dấu mốc có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện đối với Nhóm BRICS bao gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Hội nghị cấp cao lần thứ 5 này của BRICS cũng là hội nghị cấp cao đầu tiên của nhóm được tổ chức lần đầu tiên ở châu Phi và với sự tham dự lần đầu tiên của thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc.
Những kết quả đã đạt được ở hội nghị cấp cao này là bước tiến rất quan trọng của BRICS trong quá trình phát triển khuôn khổ diễn đàn theo hướng ngày càng thực chất hơn, ngày càng được thể chế hóa nhiều hơn và nhanh chóng từ một khuôn khổ tham vấn chính trị lỏng lẻo trở thành một tổ chức quốc tế thực thụ.
Hội nghị cấp cao này chưa quyết định chính thức thành lập Ngân hàng phát triển chung nhưng đã khẳng định quyết tâm chính trị để làm cho việc kiên định thực hiện ý tưởng về thành lập ngân hàng này không bị đảo ngược. Hay nói cách khác, Hội nghị này chưa chính thức khai sinh ra ngân hàng ấy, nhưng đã mở đường và định hướng cụ thể cho thể chế tài chính này được thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Trên danh nghĩa chính thức, BRICS thành lập ngân hàng này không phải để cạnh tranh với Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới nhưng sự ra đời và hoạt động của nó sẽ ảnh hưởng đáng kể tới vai trò, ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của WB và IMF bởi nó được thành lập với sứ mệnh làm chính những việc mà lâu nay WB và IMF vẫn đảm nhiệm. Điều chưa được quyết định ở Hội nghị cấp cao này là mức độ đóng góp của 5 thành viên cho mức vốn ban đầu dự kiến là 50 tỷ USD cho ngân hàng này và nơi đặt trụ sở của ngân hàng. Phương Tây thổi phồng việc đó quá mức thành một trong những bất đồng quan điểm rất cơ bản giữa các thành viên BRICS tại Hội nghị.
Cả quyết định về xúc tiến thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối chung cũng có ý nghĩa quan trọng đối với BRICS. Quỹ này dự kiến được trang bị 100 tỷ USD với mục đích giúp các thành viên giải quyết những khó khăn tài chính ngắn hạn. Đằng sau đó còn ẩn hiện mục đích tăng cường hợp tác giữa các đồng bản tệ của các thành viên để giảm dần vai trò của đồng USD và đồng ơ-rô. Việc thành lập Hội đồng kinh doanh BRICS cũng là một đóng góp đầy ý nghĩa vào bước tiến quan trọng của BRICS với Hội nghị cấp cao này.
Như vậy có thể nói, BRICS đang chuyển biến rất cơ bản từ một khuôn khổ diễn đàn lỏng lẻo trở thành một tổ chức quốc tế thực thụ. Tăng cường thể chế hóa về tổ chức, cụ thể hóa định hướng phát triển chiến lược lâu dài và thực chất hóa hoạt động thông qua những dự án hợp tác cụ thể là những nét đặc thù của quá trình chuyển biến, thể hiện ở hội nghị cấp cao này.
Cũng chính vì thế mà các thành viên BRICS ở Đơ-ban đã dành không ít thời gian để đề cập và thống nhất quan điểm về các vấn đề chính trị thời sự và chính trị an ninh thế giới, từ chuyện ở Xy-ri đến vấn đề hạt nhân của I-ran, từ tiến trình hòa bình ở Trung Đông đến tình hình chính trị an ninh ở châu Phi, từ chuyện xóa đói nghèo trên thế giới đến vấn đề hợp tác Bắc - Nam. Năm thành viên này dường như đã hạ quyết tâm tận dụng những ưu thế riêng về nhiều phương diện và thiên thời chung để khuếch trương thanh thế của nhóm, củng cố vị thế và mở rộng ảnh hưởng.
Cũng phải nói thêm rằng, BRICS hiện vẫn còn vấp phải không ít khó khăn. Sự khác biệt giữa các thành viên về thể chế chính trị, đặc thù kinh tế, quan điểm chính sách đối với một số đối tác khác và trong một số vấn đề chính trị thế giới khác cũng như mức độ phát triển thiếu đồng đều giữa các thành viên chắc chắn cản trở quá trình liên kết và hợp tác nội bộ. BRICS còn cần thêm không ít thời gian để dần khắc phục chúng. Nhưng điều quan trọng được các thành viên thể hiện ở hội nghị này là BRICS đã trở nên tự tin hơn và đã làm cho nền tảng lợi ích chung giữa các thành viên ngày càng thêm bền vững./.
Hội nghị cấp cao này chưa quyết định chính thức thành lập Ngân hàng phát triển chung nhưng đã khẳng định quyết tâm chính trị để làm cho việc kiên định thực hiện ý tưởng về thành lập ngân hàng này không bị đảo ngược. Hay nói cách khác, Hội nghị này chưa chính thức khai sinh ra ngân hàng ấy, nhưng đã mở đường và định hướng cụ thể cho thể chế tài chính này được thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Trên danh nghĩa chính thức, BRICS thành lập ngân hàng này không phải để cạnh tranh với Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới nhưng sự ra đời và hoạt động của nó sẽ ảnh hưởng đáng kể tới vai trò, ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của WB và IMF bởi nó được thành lập với sứ mệnh làm chính những việc mà lâu nay WB và IMF vẫn đảm nhiệm. Điều chưa được quyết định ở Hội nghị cấp cao này là mức độ đóng góp của 5 thành viên cho mức vốn ban đầu dự kiến là 50 tỷ USD cho ngân hàng này và nơi đặt trụ sở của ngân hàng. Phương Tây thổi phồng việc đó quá mức thành một trong những bất đồng quan điểm rất cơ bản giữa các thành viên BRICS tại Hội nghị.
Cả quyết định về xúc tiến thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối chung cũng có ý nghĩa quan trọng đối với BRICS. Quỹ này dự kiến được trang bị 100 tỷ USD với mục đích giúp các thành viên giải quyết những khó khăn tài chính ngắn hạn. Đằng sau đó còn ẩn hiện mục đích tăng cường hợp tác giữa các đồng bản tệ của các thành viên để giảm dần vai trò của đồng USD và đồng ơ-rô. Việc thành lập Hội đồng kinh doanh BRICS cũng là một đóng góp đầy ý nghĩa vào bước tiến quan trọng của BRICS với Hội nghị cấp cao này.
Như vậy có thể nói, BRICS đang chuyển biến rất cơ bản từ một khuôn khổ diễn đàn lỏng lẻo trở thành một tổ chức quốc tế thực thụ. Tăng cường thể chế hóa về tổ chức, cụ thể hóa định hướng phát triển chiến lược lâu dài và thực chất hóa hoạt động thông qua những dự án hợp tác cụ thể là những nét đặc thù của quá trình chuyển biến, thể hiện ở hội nghị cấp cao này.
Cũng chính vì thế mà các thành viên BRICS ở Đơ-ban đã dành không ít thời gian để đề cập và thống nhất quan điểm về các vấn đề chính trị thời sự và chính trị an ninh thế giới, từ chuyện ở Xy-ri đến vấn đề hạt nhân của I-ran, từ tiến trình hòa bình ở Trung Đông đến tình hình chính trị an ninh ở châu Phi, từ chuyện xóa đói nghèo trên thế giới đến vấn đề hợp tác Bắc - Nam. Năm thành viên này dường như đã hạ quyết tâm tận dụng những ưu thế riêng về nhiều phương diện và thiên thời chung để khuếch trương thanh thế của nhóm, củng cố vị thế và mở rộng ảnh hưởng.
Cũng phải nói thêm rằng, BRICS hiện vẫn còn vấp phải không ít khó khăn. Sự khác biệt giữa các thành viên về thể chế chính trị, đặc thù kinh tế, quan điểm chính sách đối với một số đối tác khác và trong một số vấn đề chính trị thế giới khác cũng như mức độ phát triển thiếu đồng đều giữa các thành viên chắc chắn cản trở quá trình liên kết và hợp tác nội bộ. BRICS còn cần thêm không ít thời gian để dần khắc phục chúng. Nhưng điều quan trọng được các thành viên thể hiện ở hội nghị này là BRICS đã trở nên tự tin hơn và đã làm cho nền tảng lợi ích chung giữa các thành viên ngày càng thêm bền vững./.
Tiếp tục cải cách hành chính theo chiều sâu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công cụ chính sách phù hợp trong từng thời kỳ  (03/04/2013)
Nâng cao chất lượng công tác biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành các tỉnh phía Bắc  (03/04/2013)
Ngành Báo chí đóng góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (03/04/2013)
“Hợp tác vì nước”: Nhìn từ đồng bằng sông Cửu Long  (03/04/2013)
Báo cáo Phát triển con người năm 2013: “Sự nổi lên của Nam bán cầu: Tiến bộ con người trong một thế giới đa dạng”  (03/04/2013)
Điện mừng Thủ tướng Nội các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên  (02/04/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên