Triển khai Dự án đưa bác sĩ trẻ về 62 huyện nghèo
Tại buổi Lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương biểu dương hành động thiết thực của ngành Y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và đánh giá cao tinh thần xung kích, tình nguyện của các bác sĩ trẻ; khẳng định, nghề y là một nghề cao quý bởi đây là nghề trực tiếp giữ gìn tính mạng con người, phục vụ con người và bảo vệ sức khỏe của con người.
Theo đồng chí Tô Huy Rứa, dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)” được Bộ Y tế tổ chức triển khai là hướng đi đúng, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng; thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sức khỏe của nhân dân; coi đây là hành động cụ thể của ngành nhằm triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước trong công tác y tế.
Dự án không chỉ đơn thuần sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở những vùng khó khăn mà hơn thế, cùng với trình độ, kiến thức của các thầy thuốc trẻ sẽ mang đến vùng sâu, vùng xa những tiến bộ mới của ngành y tế, góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; đồng thời, khắc phục sự bất cập trong phân bổ nhân lực của ngành y tế giữa khu vực điều trị và dự phòng, giữa thành thị và nông thôn, nhất là đối với khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
Đây cũng chính là giải pháp tốt nhất để giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương.
Đồng chí Tô Huy Rứa đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo dự án cần phối hợp tốt với cấp ủy các địa phương trong việc lựa chọn địa bàn, phân bổ bác sĩ các chuyên ngành phù hợp, đáp ứng nhu cầu của từng địa phương; chuẩn bị tốt cho bác sĩ tình nguyện cả về ý chí, tinh thần, trách nhiệm và kiến thức, kỹ năng thực hành, phù hợp với điều kiện làm việc của các trạm y tế tuyến xã, tuyến huyện; phối hợp tốt với Bộ Nội vụ và các tỉnh, thành phố trong việc bảo đảm chế độ, chính sách về nâng lương, phụ cấp tình nguyện, phụ cấp khó khăn, chế độ nhà công vụ... nhằm khuyến khích động viên bác sĩ trẻ tình nguyện.
Bộ Y tế cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế từ Trung ương đến cơ sở, hoàn thiện các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ, quản lý nhân lực và nâng cao y đức đối với cán bộ ngành y; tăng cường công tác kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện, phối hợp với các cơ quan và địa phương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là 20 tỉnh có huyện nghèo cho thấy, số lượng và chất lượng đội ngũ bác sĩ tại các huyện nghèo còn nhiều bất cập; một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện chỉ có 6-7 bác sĩ, trong đó chỉ có 1-2 bác sĩ chuyên khoa cấp I (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu).
Tại các Trung tâm y tế huyện, số lượng bác sĩ còn hạn chế hơn với 4-5 bác sĩ, trong đó chỉ có 1-2 bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I (như Bình Định, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Lai Châu...); vì vậy, chất lượng dịch vụ y tế tại các huyện nghèo còn rất hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu của sự thiếu hụt nhân lực y tế tại các huyện nghèo là do tác động của nền kinh tế thị trường, do môi trường và điều kiện làm việc tại các huyện nghèo còn nhiều khó khăn; trong khi đó, các chế độ, chính sách đãi ngộ hiện nay chưa đủ để thu hút và duy trì được đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, đặc biệt là bác sĩ về công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, một bộ phận bác sĩ trẻ mới ra trường chưa được sử dụng đúng với trình độ chuyên môn do không tìm được việc làm hoặc làm trái với trình độ, ngành nghề được đào tạo.
Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã xây dựng Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo).”
Mục tiêu của Dự án là tiến tới cung cấp nguồn nhân lực y tế là bác sĩ đầy đủ về số lượng, đáp ứng được chất lượng cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngay tại cơ sở.
Dự kiến, giai đoạn 2013 - 2016 sẽ đưa khoảng 500 bác sĩ trẻ tình nguyện về các huyện nghèo. Đối tượng của Dự án là các bác sĩ đã tốt nghiệp chính quy, bác sĩ đang làm việc chưa đúng ngành nghề đào tạo và bác sĩ khác có nhu cầu, tự nguyện tham gia Dự án.
Về thời gian công tác tình nguyện, đối với nam tối thiểu 5 năm và nữ là 4 năm.
Các bác sĩ tốt nghiệp loại khá, giỏi sẽ được ưu tiên tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển đặc cách và ký hợp đồng làm việc tại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế hoặc bệnh viện thuộc sở y tế.
Ngoài ra, các bác sĩ tham gia Dự án sẽ được tiếp tục đào tạo thêm một năm ngay sau khi ra trường và sau khi hoàn thành Dự án sẽ được ưu tiên trong việc tiếp tục đi học chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, nghiên cứu sinh.../.
Việt Nam dự Hội nghị Giải trừ quân bị tại Thụy Sĩ  (27/02/2013)
“Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam phát triển”  (27/02/2013)
Công điện khẩn về phòng chống cháy rừng  (27/02/2013)
Lợi ích mới ở thời kỳ mới  (27/02/2013)
Góp ý về điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (27/02/2013)
Góp ý về điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (27/02/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay