Điểm qua những “điểm nóng” trên thế giới trong năm 2013
21:45, ngày 09-02-2013
TCCSĐT - Trong hơn 100 năm nay, năm Tỵ thường để lại dấu ấn với những sự kiện làm rung chuyển thế giới và có lẽ năm 2013 không phải là ngoại lệ. Rất có thể, trong năm 2013 này thế giới sẽ được chứng kiến những sự kiện lớn liên quan tới những “điểm nóng”.
Những năm Tỵ đáng nhớ trong 100 năm nay
Năm 1905 (Ất Tỵ): Cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần đầu tiên ở Nga lật đổ chế độ quân chủ Nga Hoàng, thành lập chế độ dân chủ cộng hòa. Cách mạng năm 1905 được đánh giá là cuộc tổng diễn tập cho cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga.
Năm 1917 (Đinh Tỵ): Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử thế giới.
Năm 1929 (Kỷ Tỵ): sụp đổ thị trường cổ phiếu dẫn tới cuộc Đại suy thoái kinh tế đầu những năm 1930.
Năm 1941 (Tân Tỵ): Phát xít Đức tấn công Liên Xô, mở đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Năm 1989 (Kỷ Tỵ): Bức tường Béc-lin sụp đổ, kết thúc Chiến tranh lạnh.
Năm 2001(Tân Tỵ): vụ khủng bố ngày 11-9 nhằm vào Trung tâm thương mại quốc tế ở Mỹ, mở đầu kỷ nguyên “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố”, dẫn tới 2 cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc do Mỹ phát động.
Vậy liệu năm 2013 (Quý Tỵ) có để lại dấu ấn như một năm mở đầu giai đoạn có tính bước ngoặt, trong đó nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên của những thay đổi căn bản và có thể cả những biến động lớn như Tổng thống Nga V.Pu-tin nhận định trong Thông điệp liên bang tháng 12-2012.
Những “điểm nóng” trong năm 2013
Khủng hoảng kinh tế Mỹ và EU: Trong năm 2013 không có vấn đề nào lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị và an ninh của thế giới như cuộc khủng hoảng nợ công và thâm hụt ngân sách của Mỹ và khủng hoảng nợ công của EU, bởi tại đây có hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tháng 01-2013, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma ký phê chuẩn phương án giải quyết “vách đá tài chính”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải quyết được vấn đề tăng thuế của người giàu, trong khi việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và mức nợ trần của Chính phủ Mỹ vẫn chưa được hóa giải. Nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan đánh giá có thái độ thận trọng với phương án đạt được của Quốc hội Mỹ vào ngày đầu tiên của năm 2013. Thỏa thuận vượt qua “vách đá tài chính” chỉ có tác dụng tạm lùi nguy cơ đối với nước Mỹ lại 2 tháng, chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề. Nếu Mỹ không giải quyết được trần nợ công, nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ phải đứng trước nguy cơ sa vào làn sóng suy thoái mới. Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng đồng nợ công trong Nhóm Eurozone từ mức cấp tính sẽ trở thành mãn tính, buộc hàng loạt nước như Hy Lạp, Pháp, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phải tiếp tục duy trì các biện pháp khắc khổ để từng bước phục hồi tăng trưởng. GDP của của Nhóm các nước Eurozone được dự báo giảm 0,3% trong năm 2013. Khủng hoảng nợ châu Âu có nguy cơ tiếp tục hoành hành.
Điểm nóng Xy-ri: năm 2013 là thời điểm có tính quyết định sự sống còn của Chính thể hiện nay ở Xy-ri do một số nước trong vào ngoài khu vực Trung Đông đang ráo riết tăng cường chi viện toàn diện cho các lưc lượng đối lập, kiên quyết loại bỏ bằng được Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Có thể, năm 2013 là thời điểm có ý nghĩa quyết định cuộc xung đột ở Xy-ri, thậm chí là thời điểm quyết định sự tồn tại của đất nước này như một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Điểm nóng Ai Cập: quốc gia của “Kỷ nguyên hậu Mu-ba-rắc” sẽ tiếp tục bất ổn trong năm 2013, trong đó nổi lên vai trò của các nhà lãnh đạo theo đuổi đường lối Hồi giáo hóa xã hội đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa thế tục. Do đó, một chính phủ hồi giáo hóa quyết đoán hơn có thể hình thành ở Ai Cập và chắc chắn sẽ làm phức tạp các mối quan hệ với I-xra-en, Mỹ và các nước Tây Âu. Ngày 15-01-2013, Chính phủ Mỹ chỉ trích mạnh mẽ bài phát biểu chống I-xra-en của Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Mursi) đưa ra trước đó, chứng tỏ sự rạn nứt, mối quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập trong thời gian tới. Ngay sau khi lên nhậm chức, ông M.Mơ-xi đã chứng tỏ hiện nay Mỹ chỉ là “một trong những lựa chọn” chứ không còn là “lựa chọn duy nhất” của họ như trước đây.
Điểm nóng I-ran: trong năm 2013, chương trình hạt nhân của I-ran sẽ tiếp tục nổi lên trong chính sách ngoại giao của các nước trong và ngoài khu vực Trung Đông, trước hết là Mỹ và các nước phương Tây. Ngoài ra, cuộc bầu cử tổng thống ở I-ran vào tháng 6-2013 sẽ được cả thế giới quan tâm và chú ý theo dõi. Cuộc bầu cử lần trước vào năm 2009 cũng đã từng là tâm điểm chú ý của thế giới, với sự đồn đoán là “cách mạng sắc màu” sẽ diễn ra ở I-ran, nhưng Giáo chủ A-li Kha-mê-ni (Ali Khamenei) đã dẹp yên các mầm mống gây bạo loạn và đưa ông Mác-mút Ác-mát-đi-nê-dát (Mahmoud Ahmadinejad), lên cầm quyền. Cuộc bầu cử tổng thống ở I-ran trong năm 2013 sẽ tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định trong bối cảnh quốc gia này đang là điểm ngắm trong chủ trương của Mỹ và các nước phương Tây dưới danh nghĩa “ngăn chặn I-ran sở hữu vũ khí hạt nhân”, thậm chí quốc gia này có thể bị I-ra-en và Mỹ tấn công quân sự.
Điểm nóng Pa-ki-xtan. Trong những ngày đầu năm 2013, “Mùa xuân A-rập” đã lan tỏa sang Pa-ki-xtan với hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình cáo buộc Thủ tướng Ra-gia Pê-vết A-sơ-ráp (Raja Pervez Ashraf) về “tội tham nhũng”. Ngày 15-01-2013, Tòa án tối cao Pa-ki-xtan đã ra lệnh bắt giữ ông trong khi hàng chục nghìn người biểu tình chiếm đóng các đường phố ở thủ đô trong suốt 2 ngày, đòi Chính phủ Pa-ki-xtan từ chức. Nhiều nhà quan sát quốc tế nhận định, các sự kiện ở Pa-ki-xtan đã bắt đầu phát triển theo kịch bản “Mùa xuân A-rập”. Cuộc tranh giành quyền lực ở Pa-ki-xtan đã đẩy nước này rơi vào vòng xoáy chính trị mới trong năm 2013 với kết cục khó dự đoán.
Điểm nóng Mi-an-ma: năm 2013 có thể sẽ là năm phức tạp trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mi-an-ma, một quốc gia có vị thế địa - chính trị quan trọng ở Đông Nam Á. Mới đây, Trung Quốc đã điều động binh sĩ, xe thiết giáp và các hệ thống quan sát tới khu vực biên giới giáp với Mi-an-ma. Động thái khác thường này của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc dưới tác động của chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ. Phía Trung Quốc đã không khỏi lo lắng khi mới đây, tờ “Thời báo Hoàn cầu” phải thốt lên rằng, mối quan hệ ngày càng tăng giữa ông Mít Rôm-ni với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước phương Tây khác có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và Mi-an-ma, tạo sức ép lên “Không gian chiến lược” của Bắc Kinh tại quốc gia Đông Nam Á này.
Điểm nóng Đông Bắc Á: trong năm 2013, với nguyên thủ quốc gia mới ở 4 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc, có thể xung đột địa - chính trị ở khu vực này sẽ có những diễn biến mới khó lường, thể hiện ở quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2013 cũng có thể là “khoảng lặng giữa cơn bão” và Đông Bắc Á sẽ bùng phát căng thẳng hơn trong những năm tới nếu các bên không tìm được những khả năng nhân nhượng. Năm 2012, Cộng hòa dân hòa nhân chủ Triều Tiên đã thử tên lửa và có thể trong năm 2013 họ sẽ thử hạt nhân và tiếp tục phóng tên lửa.
Điểm nóng ở Biển Đông: tại Biển Đông: trong năm 2013 có nguy cơ xảy ra va chạm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Nhật Bản, Việt Nam, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a về chủ quyền ở Biển Đông có thể sẽ trầm trọng thêm, tác động tiêu cực tới tình hình thương mại và đầu tư trong khu vực, dẫn tới nguy cơ gây va chạm trên biển. Ngay trong những ngày đầu năm 2013, khi cả thế giới náo nức đón chào Năm mới thì Trung Quốc lại có cách “khai xuân” bằng hàng loạt hành động gây hấn, báo hiệu một năm không bình lặng ở Biển Đông.
Điểm nóng Vê-nê-du-ê-la: Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét (Hugo Chavez) bị tái phát căn bệnh ung thư và hiện không ai biết rõ mức độ bệnh của ông thế nào. Tuy nhiên, Tổng thống Hu-gô Cha-vét đã chỉ định người kế nhiệm để điều hành đất nước trong trường hợp xấu nhất là ông sẽ phải ra đi. Nếu sức khỏe của Tổng thống Hu-gô Cha-vét ngày càng xấu đi, vấn đề chuyển giao quyền lực có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Mỹ và các nước phương Tây hiện đang gấp rút chuẩn bị “kịch bản khẩn cấp” cho Vê-nê-du-ê-la.
Điểm nóng ở châu Phi: mở đầu năm 2013, bất ổn tại khu vực Sa-hen (Sahel) ngày một trầm trọng, còn những nỗ lực nhằm ngăn chặn xu hướng này sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Ma-li đứng đầu trong danh sách các quốc gia bất ổn hiện đã rơi vào khủng hoảng và ngày 11-01-2013, Pháp đã mở “cuộc chiến chống khủng bố” ở Ma-li để “thúc đẩy tiến trình chính trị” nhằm tái thống nhất nước này. Liên quan tới cuộc chiến tranh Ma-li là vụ khủng bố đẫm máu ở An-giê-ri. Cộng đồng quốc tế cũng đang quan ngại về cuộc xung đột ở phía Bắc Ni-giê-ri-a và cuộc nổi loạn của phiến quân ở phía Đông Cộng hòa dân chủ Công-gô dẫn đến các vụ vi phạm nhân quyền quy mô lớn, các vụ hành hình không qua xét xử khiến nhiều người dân địa phương buộc phải sơ tán. Nhiều nước khác ở châu Phi như Xu-đăng, Li-bi, Tuy-ni-di cũng đang ở trong tình trạng bất ổn rất đáng lo ngại, khiến châu Phi có thể trở thành điểm nóng kéo dài.
Điểm nóng Trung Á: Trung Á hiện đang trên bờ vực khủng hoảng. Tát-gi-ki-xtan bước vào năm 2013 với tình hình ảm đạm. Quan hệ với U-dơ-bê-ki-xtan đang tiếp tục xấu đi và những tranh chấp nội bộ đang đe dọa sự ổn định ở quốc gia này. Tình hình Cư-rơ-gư-dơ-xtan cũng đang bất ổn do Chính phủ nước này chưa hóa giải được những căng thẳng sắc tộc.
Mặc dù hầu hết các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới bước sang năm mới đều hy vọng bức tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại và an ninh toàn cầu sẽ sáng sủa hơn năm 2012, song trên thực tế, chúng ta đều thấy thế giới vẫn đang phải đối mặt với những “điểm nóng” chính trị đáng lo ngại trong năm 2013./.
Năm 1905 (Ất Tỵ): Cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần đầu tiên ở Nga lật đổ chế độ quân chủ Nga Hoàng, thành lập chế độ dân chủ cộng hòa. Cách mạng năm 1905 được đánh giá là cuộc tổng diễn tập cho cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga.
Năm 1917 (Đinh Tỵ): Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử thế giới.
Năm 1929 (Kỷ Tỵ): sụp đổ thị trường cổ phiếu dẫn tới cuộc Đại suy thoái kinh tế đầu những năm 1930.
Năm 1941 (Tân Tỵ): Phát xít Đức tấn công Liên Xô, mở đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Năm 1989 (Kỷ Tỵ): Bức tường Béc-lin sụp đổ, kết thúc Chiến tranh lạnh.
Năm 2001(Tân Tỵ): vụ khủng bố ngày 11-9 nhằm vào Trung tâm thương mại quốc tế ở Mỹ, mở đầu kỷ nguyên “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố”, dẫn tới 2 cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc do Mỹ phát động.
Vậy liệu năm 2013 (Quý Tỵ) có để lại dấu ấn như một năm mở đầu giai đoạn có tính bước ngoặt, trong đó nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên của những thay đổi căn bản và có thể cả những biến động lớn như Tổng thống Nga V.Pu-tin nhận định trong Thông điệp liên bang tháng 12-2012.
Những “điểm nóng” trong năm 2013
Khủng hoảng kinh tế Mỹ và EU: Trong năm 2013 không có vấn đề nào lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị và an ninh của thế giới như cuộc khủng hoảng nợ công và thâm hụt ngân sách của Mỹ và khủng hoảng nợ công của EU, bởi tại đây có hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tháng 01-2013, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma ký phê chuẩn phương án giải quyết “vách đá tài chính”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải quyết được vấn đề tăng thuế của người giàu, trong khi việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và mức nợ trần của Chính phủ Mỹ vẫn chưa được hóa giải. Nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan đánh giá có thái độ thận trọng với phương án đạt được của Quốc hội Mỹ vào ngày đầu tiên của năm 2013. Thỏa thuận vượt qua “vách đá tài chính” chỉ có tác dụng tạm lùi nguy cơ đối với nước Mỹ lại 2 tháng, chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề. Nếu Mỹ không giải quyết được trần nợ công, nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ phải đứng trước nguy cơ sa vào làn sóng suy thoái mới. Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng đồng nợ công trong Nhóm Eurozone từ mức cấp tính sẽ trở thành mãn tính, buộc hàng loạt nước như Hy Lạp, Pháp, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phải tiếp tục duy trì các biện pháp khắc khổ để từng bước phục hồi tăng trưởng. GDP của của Nhóm các nước Eurozone được dự báo giảm 0,3% trong năm 2013. Khủng hoảng nợ châu Âu có nguy cơ tiếp tục hoành hành.
Điểm nóng Xy-ri: năm 2013 là thời điểm có tính quyết định sự sống còn của Chính thể hiện nay ở Xy-ri do một số nước trong vào ngoài khu vực Trung Đông đang ráo riết tăng cường chi viện toàn diện cho các lưc lượng đối lập, kiên quyết loại bỏ bằng được Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Có thể, năm 2013 là thời điểm có ý nghĩa quyết định cuộc xung đột ở Xy-ri, thậm chí là thời điểm quyết định sự tồn tại của đất nước này như một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Điểm nóng Ai Cập: quốc gia của “Kỷ nguyên hậu Mu-ba-rắc” sẽ tiếp tục bất ổn trong năm 2013, trong đó nổi lên vai trò của các nhà lãnh đạo theo đuổi đường lối Hồi giáo hóa xã hội đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa thế tục. Do đó, một chính phủ hồi giáo hóa quyết đoán hơn có thể hình thành ở Ai Cập và chắc chắn sẽ làm phức tạp các mối quan hệ với I-xra-en, Mỹ và các nước Tây Âu. Ngày 15-01-2013, Chính phủ Mỹ chỉ trích mạnh mẽ bài phát biểu chống I-xra-en của Tổng thống Ai Cập Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Mursi) đưa ra trước đó, chứng tỏ sự rạn nứt, mối quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập trong thời gian tới. Ngay sau khi lên nhậm chức, ông M.Mơ-xi đã chứng tỏ hiện nay Mỹ chỉ là “một trong những lựa chọn” chứ không còn là “lựa chọn duy nhất” của họ như trước đây.
Điểm nóng I-ran: trong năm 2013, chương trình hạt nhân của I-ran sẽ tiếp tục nổi lên trong chính sách ngoại giao của các nước trong và ngoài khu vực Trung Đông, trước hết là Mỹ và các nước phương Tây. Ngoài ra, cuộc bầu cử tổng thống ở I-ran vào tháng 6-2013 sẽ được cả thế giới quan tâm và chú ý theo dõi. Cuộc bầu cử lần trước vào năm 2009 cũng đã từng là tâm điểm chú ý của thế giới, với sự đồn đoán là “cách mạng sắc màu” sẽ diễn ra ở I-ran, nhưng Giáo chủ A-li Kha-mê-ni (Ali Khamenei) đã dẹp yên các mầm mống gây bạo loạn và đưa ông Mác-mút Ác-mát-đi-nê-dát (Mahmoud Ahmadinejad), lên cầm quyền. Cuộc bầu cử tổng thống ở I-ran trong năm 2013 sẽ tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định trong bối cảnh quốc gia này đang là điểm ngắm trong chủ trương của Mỹ và các nước phương Tây dưới danh nghĩa “ngăn chặn I-ran sở hữu vũ khí hạt nhân”, thậm chí quốc gia này có thể bị I-ra-en và Mỹ tấn công quân sự.
Điểm nóng Pa-ki-xtan. Trong những ngày đầu năm 2013, “Mùa xuân A-rập” đã lan tỏa sang Pa-ki-xtan với hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình cáo buộc Thủ tướng Ra-gia Pê-vết A-sơ-ráp (Raja Pervez Ashraf) về “tội tham nhũng”. Ngày 15-01-2013, Tòa án tối cao Pa-ki-xtan đã ra lệnh bắt giữ ông trong khi hàng chục nghìn người biểu tình chiếm đóng các đường phố ở thủ đô trong suốt 2 ngày, đòi Chính phủ Pa-ki-xtan từ chức. Nhiều nhà quan sát quốc tế nhận định, các sự kiện ở Pa-ki-xtan đã bắt đầu phát triển theo kịch bản “Mùa xuân A-rập”. Cuộc tranh giành quyền lực ở Pa-ki-xtan đã đẩy nước này rơi vào vòng xoáy chính trị mới trong năm 2013 với kết cục khó dự đoán.
Điểm nóng Mi-an-ma: năm 2013 có thể sẽ là năm phức tạp trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mi-an-ma, một quốc gia có vị thế địa - chính trị quan trọng ở Đông Nam Á. Mới đây, Trung Quốc đã điều động binh sĩ, xe thiết giáp và các hệ thống quan sát tới khu vực biên giới giáp với Mi-an-ma. Động thái khác thường này của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc dưới tác động của chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ. Phía Trung Quốc đã không khỏi lo lắng khi mới đây, tờ “Thời báo Hoàn cầu” phải thốt lên rằng, mối quan hệ ngày càng tăng giữa ông Mít Rôm-ni với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước phương Tây khác có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và Mi-an-ma, tạo sức ép lên “Không gian chiến lược” của Bắc Kinh tại quốc gia Đông Nam Á này.
Điểm nóng Đông Bắc Á: trong năm 2013, với nguyên thủ quốc gia mới ở 4 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc, có thể xung đột địa - chính trị ở khu vực này sẽ có những diễn biến mới khó lường, thể hiện ở quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2013 cũng có thể là “khoảng lặng giữa cơn bão” và Đông Bắc Á sẽ bùng phát căng thẳng hơn trong những năm tới nếu các bên không tìm được những khả năng nhân nhượng. Năm 2012, Cộng hòa dân hòa nhân chủ Triều Tiên đã thử tên lửa và có thể trong năm 2013 họ sẽ thử hạt nhân và tiếp tục phóng tên lửa.
Điểm nóng ở Biển Đông: tại Biển Đông: trong năm 2013 có nguy cơ xảy ra va chạm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Nhật Bản, Việt Nam, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a về chủ quyền ở Biển Đông có thể sẽ trầm trọng thêm, tác động tiêu cực tới tình hình thương mại và đầu tư trong khu vực, dẫn tới nguy cơ gây va chạm trên biển. Ngay trong những ngày đầu năm 2013, khi cả thế giới náo nức đón chào Năm mới thì Trung Quốc lại có cách “khai xuân” bằng hàng loạt hành động gây hấn, báo hiệu một năm không bình lặng ở Biển Đông.
Điểm nóng Vê-nê-du-ê-la: Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét (Hugo Chavez) bị tái phát căn bệnh ung thư và hiện không ai biết rõ mức độ bệnh của ông thế nào. Tuy nhiên, Tổng thống Hu-gô Cha-vét đã chỉ định người kế nhiệm để điều hành đất nước trong trường hợp xấu nhất là ông sẽ phải ra đi. Nếu sức khỏe của Tổng thống Hu-gô Cha-vét ngày càng xấu đi, vấn đề chuyển giao quyền lực có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Mỹ và các nước phương Tây hiện đang gấp rút chuẩn bị “kịch bản khẩn cấp” cho Vê-nê-du-ê-la.
Điểm nóng ở châu Phi: mở đầu năm 2013, bất ổn tại khu vực Sa-hen (Sahel) ngày một trầm trọng, còn những nỗ lực nhằm ngăn chặn xu hướng này sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Ma-li đứng đầu trong danh sách các quốc gia bất ổn hiện đã rơi vào khủng hoảng và ngày 11-01-2013, Pháp đã mở “cuộc chiến chống khủng bố” ở Ma-li để “thúc đẩy tiến trình chính trị” nhằm tái thống nhất nước này. Liên quan tới cuộc chiến tranh Ma-li là vụ khủng bố đẫm máu ở An-giê-ri. Cộng đồng quốc tế cũng đang quan ngại về cuộc xung đột ở phía Bắc Ni-giê-ri-a và cuộc nổi loạn của phiến quân ở phía Đông Cộng hòa dân chủ Công-gô dẫn đến các vụ vi phạm nhân quyền quy mô lớn, các vụ hành hình không qua xét xử khiến nhiều người dân địa phương buộc phải sơ tán. Nhiều nước khác ở châu Phi như Xu-đăng, Li-bi, Tuy-ni-di cũng đang ở trong tình trạng bất ổn rất đáng lo ngại, khiến châu Phi có thể trở thành điểm nóng kéo dài.
Điểm nóng Trung Á: Trung Á hiện đang trên bờ vực khủng hoảng. Tát-gi-ki-xtan bước vào năm 2013 với tình hình ảm đạm. Quan hệ với U-dơ-bê-ki-xtan đang tiếp tục xấu đi và những tranh chấp nội bộ đang đe dọa sự ổn định ở quốc gia này. Tình hình Cư-rơ-gư-dơ-xtan cũng đang bất ổn do Chính phủ nước này chưa hóa giải được những căng thẳng sắc tộc.
Mặc dù hầu hết các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới bước sang năm mới đều hy vọng bức tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại và an ninh toàn cầu sẽ sáng sủa hơn năm 2012, song trên thực tế, chúng ta đều thấy thế giới vẫn đang phải đối mặt với những “điểm nóng” chính trị đáng lo ngại trong năm 2013./.
Láng giềng gần ngại khách xa  (09/02/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (09/02/2013)
Điện mừng ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Qatar  (09/02/2013)
Lãnh đạo EU nhất trí ngân sách chung 960 tỷ euro  (08/02/2013)
APEC sẽ tăng cường kết nối hợp tác kinh tế khu vực  (08/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên