Hối thúc đẩy nhanh FTA giữa EU và MERCOSUR
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Rompuy khẳng định nguyện vọng chính trị của EU và MERCOSUR sớm đạt được thỏa thuận tự do thương mại chung. Tuy nhiên, hiện các cuộc đàm phán đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU.
MERCOSUR được thành lập năm 1991 gồm bốn thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Với sự tham gia của Venezuela hồi tháng Bảy năm ngoái, khối kinh tế này trở thành một "gã khổng lồ" về năng lượng và nông nghiệp, đại diện cho 70% người tiêu dùng của khu vực Nam Mỹ, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 3.300 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng GDP của Nam Mỹ. Trao đổi thương mại nội khối năm 2011 đạt 104,9 tỷ USD.
Trong buổi làm việc cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Tổng thống Rousseff đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật.
Theo thỏa thuận song phương, 100 nhà nghiên cứu của Brazil sẽ được gửi tới các viện nghiên cứu và trường đại học một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Bỉ, Hà Lan,... trong khuôn khổ chương trình trao đổi chuyên môn "Khoa học không biên giới".
Nội dung các chương trình hợp tác nghiên cứu tập trung vào các vấn đề thời sự như ngăn chặn thiên tai, kiểm soát khủng hoảng, biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghệ nano và năng lượng.
Đến nay đã có khoảng 18.000 sinh viên Brazil được tham gia chương trình "Khoa học không biên giới", theo học tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Brazil đặt mục tiêu tới năm 2014, con số này sẽ đạt 100.000 người./.
Hiệp định Pa-ri năm 1973 - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử về quân sự và chính trị của Việt Nam  (25/01/2013)
Đàm phán Pa-ri: không đơn giản, mà rất khó  (25/01/2013)
Tuyên bố chung Việt Nam - Vương quốc Liên hiệp Anh  (24/01/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh  (24/01/2013)
Tổng Bí thư dâng hoa tưởng niệm Bác Hồ tại London  (24/01/2013)
Bộ Quốc phòng tìm hiểu tư pháp quân sự Singapore  (24/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên