Năm 2012, tổng sản phẩm nội địa Hà Nội tăng 8,1%
21:15, ngày 27-12-2012
Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết tổng sản phẩm nội địa của Thủ đô năm 2012 đạt 87.504 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm trước.
Dù thấp hơn kế hoạch và cùng kỳ năm trước, song đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế Thủ đô tiếp tục phải đối mặt với khá nhiều khó khăn như giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh đình trệ; tình hình thời tiết có nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp; kinh tế thế giới có nhiều biến động…
Năm nay, ngành dịch vụ tăng mạnh nhất trong ba ngành kinh tế lớn của Thủ đô với mức tăng trưởng lên tới 9,3%, giá trị thực hiện đạt 45.235 tỷ đồng, đóng góp 4,8% vào mức tăng chung.
Tiếp đó là ngành công nghiệp, xây dựng với giá trị thực hiện ước đạt 37.508 tỷ đồng, vượt 7,7% so cùng kỳ năm trước và đóng góp 4% vào mức tăng chung.
Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản năm nay có giá trị thực hiện đạt 4.761 tỷ đồng, tăng nhẹ ở mức 0,4% so năm trước và đóng góp 0,02% vào mức tăng GDP của Hà Nội.
Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Công Xuân Mùi nhận định mức tăng trưởng 8,1% của tổng sản phẩm nội địa Thủ đô dù thấp hơn kế hoạch và cùng kỳ năm trước, song xu hướng tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước.
Phân tích về mức tăng trưởng GDP của Thủ đô trong năm nay, ông Công Xuân Mùi cho rằng mức tăng khá của ngành dịch vụ trong năm 2012 là do tiền lương cơ bản từ tháng 5 tăng 26,5% so với trước, nên các ngành khối hành chính sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa, y tế… có tốc độ tăng khá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm nay cũng có tốc độ tăng 8,9% so với năm trước.
Năm nay, ngành dịch vụ tăng mạnh nhất trong ba ngành kinh tế lớn của Thủ đô với mức tăng trưởng lên tới 9,3%, giá trị thực hiện đạt 45.235 tỷ đồng, đóng góp 4,8% vào mức tăng chung.
Tiếp đó là ngành công nghiệp, xây dựng với giá trị thực hiện ước đạt 37.508 tỷ đồng, vượt 7,7% so cùng kỳ năm trước và đóng góp 4% vào mức tăng chung.
Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản năm nay có giá trị thực hiện đạt 4.761 tỷ đồng, tăng nhẹ ở mức 0,4% so năm trước và đóng góp 0,02% vào mức tăng GDP của Hà Nội.
Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Công Xuân Mùi nhận định mức tăng trưởng 8,1% của tổng sản phẩm nội địa Thủ đô dù thấp hơn kế hoạch và cùng kỳ năm trước, song xu hướng tăng trưởng quý sau luôn cao hơn quý trước.
Phân tích về mức tăng trưởng GDP của Thủ đô trong năm nay, ông Công Xuân Mùi cho rằng mức tăng khá của ngành dịch vụ trong năm 2012 là do tiền lương cơ bản từ tháng 5 tăng 26,5% so với trước, nên các ngành khối hành chính sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa, y tế… có tốc độ tăng khá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm nay cũng có tốc độ tăng 8,9% so với năm trước.
Bên cạnh đó, do một số dự án đầu tư xây dựng và khu đô thị, dự án đầu tư công trên địa bàn tạm dừng hoặc giãn tiến độ, do thị trường bất động sản trầm lắng và ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, khiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng năm nay không bằng cùng kỳ các năm trước.
Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, so với năm trước, nhiều loại cây cho sản lượng kém hơn, do diện tích và năng suất giảm hơn cùng kỳ như lúa, đặc biệt là một số cây trồng vụ đông như ngô, đậu tương, khoai lang.
Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển hướng không chăn nuôi hoặc hạn chế số lượng nuôi do tâm lý lo sợ dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng diễn ra liên tục trong 6 tháng đầu năm, giá thức ăn chăn nuôi cao, giá thịt lợn hơi xuất chuồng không ổn định, lợi nhuận từ chăn nuôi thấp.
Thủy sản tăng khá, do thời tiết năm nay tương đối thuận lợi. Những diện tích ao, hồ nuôi đã được các hộ cải tạo gia cố bờ bao, đầu tư giống, thức ăn, số hộ cũng như diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh tăng.
Bên cạnh đó, thành phố vẫn có chính sách khuyến khích nhân rộng các mô hình nuôi cá như nuôi cá rô đồng, cá trắm đen; hỗ trợ giống, vốn cho các dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần làm sản lượng nuôi trồng tăng./.
Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, so với năm trước, nhiều loại cây cho sản lượng kém hơn, do diện tích và năng suất giảm hơn cùng kỳ như lúa, đặc biệt là một số cây trồng vụ đông như ngô, đậu tương, khoai lang.
Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển hướng không chăn nuôi hoặc hạn chế số lượng nuôi do tâm lý lo sợ dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng diễn ra liên tục trong 6 tháng đầu năm, giá thức ăn chăn nuôi cao, giá thịt lợn hơi xuất chuồng không ổn định, lợi nhuận từ chăn nuôi thấp.
Thủy sản tăng khá, do thời tiết năm nay tương đối thuận lợi. Những diện tích ao, hồ nuôi đã được các hộ cải tạo gia cố bờ bao, đầu tư giống, thức ăn, số hộ cũng như diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh tăng.
Bên cạnh đó, thành phố vẫn có chính sách khuyến khích nhân rộng các mô hình nuôi cá như nuôi cá rô đồng, cá trắm đen; hỗ trợ giống, vốn cho các dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần làm sản lượng nuôi trồng tăng./.
Bế mạc hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Trung ương 6  (27/12/2012)
Chủ tịch nước thăm hỏi tai nạn máy bay Kazakhstan  (27/12/2012)
Quân đội Nga lên kế hoạch xây ba trạm radar mới  (27/12/2012)
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt - Ấn  (27/12/2012)
Tạo điều kiện để nhân dân tham gia sửa Hiến pháp  (27/12/2012)
Nước Mỹ sau bầu cử: “Còn rất khó khăn và nhiều việc phải làm”  (27/12/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên