Hội nghị sơ kết về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XIII) về giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai; đánh giá kết quả sau 6 tháng triển khai Chỉ thị 14, Kế hoạch 1130; đưa ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại; đề xuất các biện pháp, nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo.
Hội nghị nhận định, trong 6 tháng qua, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị 14 và Kế hoạch 1130, với tinh thần quyết tâm, tích cực, nhất là trong việc phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát, xây dựng phương án giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011; nhận thức, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính các cấp, các ngành, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được nâng lên; nhiều đơn vị đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức các đợt cao điểm trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Các vụ việc khiếu kiện đông người được tập trung chỉ đạo giải quyết và cơ bản ổn định; các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhiều năm đã được các ngành, các cấp chủ động phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát lại quy trình giải quyết để bảo đảm khách quan, đúng pháp luật.
Một số địa phương đã giải quyết dứt điểm cơ bản các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài nhiều năm. Công tác hòa giải cơ sở được coi trọng, thực hiện ngày càng có hiệu quả nên đã giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại. Việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tuyên tuyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, thông tin về các vụ việc khiếu nại, tố cáo; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; phối hợp xử lý khiếu kiện đông người, vượt cấp ở Trung ương được quan tâm đẩy mạnh.
Việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật được địa phương, bộ, ngành quan tâm chỉ đạo và có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo được thực hiện tăng so với thời gian trước, góp phần vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tính đến ngày 30-11-2012, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, giải quyết được 527/528 vụ việc (đạt 99,81%); tổng số các vụ việc đã được các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 5.685/13.018 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 43,67% (cao hơn cùng kỳ năm trước 6,85%), có 228 vụ việc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở; các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện 5.809/6.806 quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (đạt 85,4%); 840/953 quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật (chiếm 88,1%). Trong số này, có 68/73 vụ việc khiếu nại có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai thực hiện (đạt 93,2%).
Một số địa phương, bộ có tỷ lệ thực hiện cao, như tỉnh Đồng Tháp, Hải Dương, Hà Giang, Kiên Giang, Lạng Sơn, Long An, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng…; một số địa phương tỷ lệ đạt thấp như Bình Dương, Tây Ninh, Phú Thọ, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc,…
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, việc thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp dân còn chậm, nhất là khâu kiện toàn đội ngũ cán bộ, bố trí trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân. Một số ít địa phương, bộ, ngành, Chủ tịch tỉnh, thủ trưởng cơ quan chưa thực sự quan tâm đến công tác tiếp dân, chưa trực tiếp tiếp công dân theo quy định; việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng tiếp công dân và công tác phân loại, xử lý đơn thư, tổng hợp số liệu phục vụ chế độ thông tin báo cáo còn nhiều hạn chế.
Hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn thấp. Vẫn còn những địa bàn có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc người có thẩm quyền có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được thanh tra, kiểm tra; việc đề xuất xử lý nghiêm minh trách nhiệm của cán bộ có thẩm quyền vi phạm các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức.
Việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 14 và Kế hoạch 1130 ở nhiều địa phương, bộ, ngành còn chậm, chưa bám sát mục đích, yêu cầu của việc sơ kết và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, nhất là việc cung cấp số liệu, dẫn chứng về kết quả triển khai chỉ thị, kế hoạch...
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới, các cấp, bộ, ngành, địa phương cần bám sát các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị 14 và Kế hoạch 1130, kịp thời triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII; tổ chức các phương án giải quyết đã thống nhất đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài; ký Biên bản thống nhất chủ trương, phương án chấm dứt xem xét giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã xác định, không tiếp tục xem xét, giải quyết và thực hiện quy trình, các bước để chấm dứt và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo đúng hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; tăng cường sự phối hợp giữa bộ, ngành Trung ương với địa phương.
Các đại biểu cũng cho rằng, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị 14 và Kế hoạch 1130; định kỳ giao ban đánh giá kết quả, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện; nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo hướng cân đối, bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Sau khi nghe ý kiến lãnh đạo các ngành, địa phương, kết luận Hội nghị, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của các ngành, địa phương trong triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ. Trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc nhằm thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 14, Kế hoạch 1130 gắn với Nghị quyết số 39 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực đất đai. Hằng năm, giảm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người; trong năm 2013, tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo với dân, nâng cao trách nhiệm các cơ quan hành chính nhà nước; cả nước tập trung rà soát 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng phức tạp, kéo dài, với các vụ mới phát sinh, nhằm giải quyết bức xúc ngay từ địa phương, cơ sở…/.
Những thách thức lớn của thế giới trong năm 2013  (11/12/2012)
Tình báo Mỹ dự báo thế giới đa cực vào năm 2030  (11/12/2012)
Nhật Bản và Mỹ diễn tập chống thảm họa hạt nhân  (11/12/2012)
Nhật Bản thu hồi trà Trung Quốc vì chứa thuốc trừ sâu  (11/12/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên