Giá các loại ngũ cốc chủ chốt trên toàn cầu trong năm 2012-2013 sẽ vẫn tăng cao
TCCSĐT - Tổ chức Lương - Nông Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo nguồn cung các loại ngũ cốc chủ chốt trên toàn cầu sẽ giảm mạnh trong niên vụ 2012-2013, dẫn tới giá lương thực vẫn duy trì ở mức cao.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng hạn hán tác động nặng nề đến những khu vực trồng trọt của các quốc gia sản xuất lương thực chủ chốt trên thế giới. Tại Mỹ, đợt hạn hán từ đầu năm nay, được coi là tồi tệ nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khoảng 90% diện tích trồng ngũ cốc và 15% diện tích trồng đậu tương tại hàng chục bang của đất nước có sản lượng ngô và đậu tương lớn nhất thế giới này.
Giá ngô tại Mỹ tháng 8 đã tăng lên 8,3875 USD một giạ, tăng tới 68% so với tháng 6. Trong khi đó, giá đậu tương là 17,3025 đôla Mỹ một giạ, tăng 39% so với tháng 6. Đây là hệ lụy tất yếu của tình trạng nắng nóng kéo dài hơn ba tháng tại các khu vực miền Trung và Trung Tây nước Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng tại khu vực sản xuất ngô và đậu tương lớn nhất thế giới này. Giá lương thực đã tăng mạnh sau khi các chuyên gia công bố báo cáo dựa trên đợt thống kê thường niên về tình hình canh tác đây. Theo đó, người nông dân sẽ phải đối mặt với một vụ thu hoạch tồi tệ do thời tiết khắc nghiệt.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng lương thực toàn cầu năm nay sẽ ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Hạn hán cũng ảnh hưởng đến lượng cỏ khô để chăn nuôi gia súc, khiến giá thịt có thể cũng sẽ tăng cao trong năm tới. Giới chuyên gia cho rằng khó có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng giá lương thực vào thời điểm hiện tại song cảnh báo nếu thời tiết bất thường, thế giới có thể sẽ lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng như năm 2007-2008. Khuyến cáo đưa ra là các nước nên chuẩn bị từ rất sớm cho khả năng tăng giá lương thực.
Trong một diễn biến khác, kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Viện thăm dò Gallup công bố tháng 8 vừa qua cho biết có khoảng 20% dân số Mỹ không có đủ tiền để mua lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Theo Gallup, những người gặp khó khăn chủ yếu sống tại các bang Đông Nam và Tây Nam nước Mỹ. Mít-xi-xi-pi (Mississippi) là bang có tỷ lệ thiếu ăn cao nhất tại Mỹ - 25% dân số, tiếp đến là các bang A-lơ-ba-ma (Alabama) và Đi-lơ-oe (Delaware); trong khi người dân các bang Đa-cô-ta Bắc (North Dakota), Đa-cô-ta Nam (South Dakota) và Vơ-môn (Vermon) gặp ít khó khăn hơn.
Đợt hạn hán từ đầu năm nay, được coi là tồi tệ nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, đã ảnh hưởng đến hơn 80% diện tích đất nông nhiệp của Mỹ, đe dọa gây thiệt hại vụ mùa nghiêm trọng. Bộ Lương thực Mỹ dự báo giá các loại thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm sữa sẽ tăng trong vòng 2 tháng tới.
Cũng theo báo cáo của FAO cho biết, chỉ số giá Lương thực trên thế giới trong tháng 9 tăng 1,4%, hay tăng lên 216 điểm so với 213 điểm trong tháng 8, chủ yếu do giá sữa và thịt tăng. Báo cáo lưu ý chỉ số giá thay đổi hàng tháng trên thị trường quốc tế của 55 mặt hàng thực phẩm, trong đó có thịt, sữa, đường và ngũ cốc. Trong tháng 9, giá ngũ cốc tăng nhẹ trong khi giá đường và dầu ăn giảm. Giá thịt trung bình đạt 175 điểm, tăng 2,1% so với tháng 8. Khu vực chăn nuôi lợn tăng mạnh 6% và khu vực chăn nuôi gia cầm tăng 2%. Giá sữa tăng 7% so với tháng 8, mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 1-2011.
Trong báo cáo của mình, FAO chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tăng giá một phần do nhu cầu các sản phẩm sữa tăng, cộng với các khoản chi phí thức ăn tăng, từ đó tạo đà cho giá cả tăng trên thị trường thế giới. Giá ngũ cốc cũng tăng nhẹ 1%, do giá lúa mì và giá gạo tăng bổ sung cho giá ngô giảm. Tuy nhiên, trong các dự báo mới nhất, FAO khẳng định sản lượng ngũ cốc trên toàn cầu năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011. FAO dự kiến sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2012 đạt 2.286 triệu tấn, giảm đôi chút so với 2.295 triệu tấn năm 2011. Mức giảm 2,6% này sẽ dẫn đến giảm đáng kể việc dự trữ ngũ cốc trên thế giới khi kết thúc các vụ thu hoạch trong năm 2013, do sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán ở các khu vực sản xuất trọng điểm như: Mỹ, châu Âu và khu vực Trung Á.
Mặc dù sản xuất ngũ cốc trên toàn cầu giảm, nhưng FAO ước tính sản lượng ngũ cốc sẽ tăng đáng kể tại Các nước thiếu lương thực - thu nhập thấp (LIFDCs). FAO dự kiến toàn bộ sản lượng ngũ cốc của LIFDCs sẽ đạt mức kỷ lục 534 triệu tấn, tăng 1,7% so với vụ thu hoạch năm 2011. Nhưng giá lương thực cao hiện nay sẽ tăng thêm áp lực ngân sách cho các nước nhập khẩu lương thực. Tại khu vực Tây Phi, mặc dù triển vọng thu hoạch thuận lợi, nhưng tình hình an ninh lương thực ở các nước Xa-hen (Sahel) vẫn đáng lo ngại, do gần 19 triệu người cần tiếp tục được hỗ trợ, chủ yếu do những tác động kéo dài của các vụ thu hoạch kém năm ngoái. Bên cạnh đó, mối đe dọa của loại châu chấu sa mạc cũng tiếp tục là một mối lo ngại nghiêm trọng khác. Bản báo cáo của FAO, trong đó tập trung vào 35 quốc gia bị ảnh hưởng bởi mất an ninh lương thực, cũng cảnh báo tình trạng bất ổn dân sự tại Xy-ri và Y-ê-men dẫn đến 1,5-10 triệu người đang cần trợ giúp lương thực.
FAO ước tính trong vụ thu hoạch 2012-2013, sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ giảm 2,7% xuống 2,284 tỷ tấn. Riêng sản lượng lúa mỳ đã giảm 5,5% xuống 661 triệu tấn, do bị ảnh hưởng của các đợt hạn hán tại Đông Âu và Trung Á. Cụ thể, thời tiết khô hạn tại khu vực Biển Đen sẽ khiến sản lượng lúa mỳ của Nga và U-crai-na giảm khoảng 30%, trong khi con số này tại Ca-dắc-xtan lên tới hơn 50%.
Theo nhà kinh tế của FAO, Áp-đôn-rê-da Áp-ba-xi-an (Abdolreza Abbassian), các nước cần đẩy mạnh sản xuất để gia tăng sản lượng vào năm tới và nới lỏng sức ép về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng quan trọng như lúa mỳ, ngô và đậu tương. Nhà kinh tế của FAO cũng cho rằng, giá lương thực thế giới đã giảm bớt trong tháng 10, song triển vọng giá lương thực vẫn còn thiếu chắc chắn. Trước đó, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAP) cũng ra thông báo giá lương thực toàn cầu tăng nhẹ trong tháng 9 sau hai tháng ổn định, đồng thời cảnh báo mặc dù sản lượng ngũ cốc tăng ở các nước có thu nhập thấp, nhưng sản lượng ngũ cốc trên toàn cầu dự kiến giảm trong năm 2012./.
Giữa thắng và bại  (10/11/2012)
IAEA nối lại đàm phán hạt nhân với I-ran  (10/11/2012)
Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo I-ran kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (10/11/2012)
Thông cáo số 16 kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII  (10/11/2012)
Quốc hội thảo luận Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm và thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2013  (10/11/2012)
Thông cáo số 15 kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII  (10/11/2012)
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm