EIU: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại
21:26, ngày 08-10-2012
Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn báo cáo dự báo tháng 9-2012 về Việt Nam mới công bố, cho biết Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn "Nhà Kinh tế" (Anh) cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 sẽ chậm lại, chỉ đạt 5,3%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng 5,9% của năm 2011.
EIU nhận định giai đoạn lạm phát phi mã của Việt Nam trong năm 2011 đã làm thay đổi những kỳ vọng của người tiêu dùng.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam trong năm 2012 dự báo sẽ ở mức 8,5%, nhưng điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ không ấn tượng trong năm nay, dự kiến chỉ đạt 5,6%, giảm so với mức bình quân 7,5% của giai đoạn 2007-2011.
Theo EIU, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng một giai đoạn lạm phát thấp hơn và ổn định hơn tại Việt Nam là hết sức cần thiết để loại bỏ những quan ngại của người tiêu dùng và các nhà đầu tư.
Hơn nữa, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm cũng là nguyên nhân khiến tổ chức này giảm mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2013 xuống còn 6% so với mức 6,6% đưa ra trước đó.
Môi trường kinh tế lành mạnh hơn từ năm 2014, cả ở trong nước và trên phạm vi toàn cầu, sẽ giúp mức tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng lên bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2014 - 2016.
Mặc dù vậy, hiện có một số nguy cơ khiến Việt Nam có thể không đạt được mức tăng trưởng như dự báo.
EIU cho rằng trên mặt trận nội địa, hiện vẫn tồn tại lo ngại về khả năng tiếp tục chính sách ủng hộ tăng trưởng thay vì ổn định nền kinh tế và hạ nhiệt lạm phát.
Do đó, Chính phủ Việt Nam cần phải thể hiện rằng đã bình ổn được nền kinh tế và thành công trong việc khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư.
Trên mặt trận quốc tế, hiện vẫn tồn tại nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể trở lại suy thoái do khả năng vỡ nợ của một số nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Một cuộc suy thoái toàn cầu lần thứ hai sẽ không chỉ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, mà còn có những hiệu ứng dây chuyền tới chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế./.
Triển lãm trang phục dân tộc “Ấn tượng Việt Nam”  (08/10/2012)
Mang giá trị, tiếng nói Việt Nam đến với thế giới  (08/10/2012)
Thỏa thuận hòa bình ở Phi-líp-pin  (08/10/2012)
Anh: Hệ thống thuế thu hút các công ty đa quốc gia  (08/10/2012)
"Nga có khả năng vô hiệu hóa mọi vũ khí hiện đại"  (08/10/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên