Thỏa thuận hòa bình ở Phi-líp-pin
21:16, ngày 08-10-2012
TCCSĐT - Trong những ngày vừa qua, tại thủ đô Cua-la Lăm-pơ (Kuala Lumpur) của Ma-lai-xi-a đã diễn ra vòng đàm phán hòa bình thứ 31 giữa Chính phủ Phi-líp-pin và tổ chức Mặt trận giải phóng Hồi giáo Mô-rô (MILF).
Ngày 8-10-2012, Tổng thống Phi-líp-pin Bê-ni-nhô A-ki-nô III (Benigno Aquino III) đã thông báo kết quả đàm phán hai phía đã nhất trí về một thỏa thuận khung chấm dứt cuộc xung khắc, hòa giải và hòa bình cho khu vực đảo Min-đa-nao (Mindanao) ở miền nam Phi-líp-pin, nơi có cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và người theo đạo Thiên chúa chiếm đa số.
Thoả thuận này làm dấy lên hy vọng sẽ chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 40 năm qua khiến hơn 150.000 người thiệt mạng và làm tê liệt nền kinh tế khu vực miền Nam bất ổn này, nơi mà MILF đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang với mục tiêu ly khai và thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập từ gần 40 năm nay.
Hai bên đã tiến hành đàm phán hòa bình từ gần 15 năm nay, có nhiều cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và rồi được khởi động lại. Việc xúc tiến và kết thúc đàm phán hòa bình với MILF là một trong những cam kết tranh cử trọng tâm của ông B.A-ki-nô. Dự kiến, hòa ước này sẽ được chính thức ký kết tại thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin với sự chứng kiến của Tổng thống Phi-líp-pin Bê-ni-nhô A-ki-nô và Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp Ra-dắc (Najib Razak) vào ngày 15-10 tới.
Theo thỏa thuận khung này, hai bên sẽ thành lập một ủy ban chung với nhiệm vụ soạn thảo bộ luật về việc thành lập một khu tự trị cho cộng đồng người Hồi giáo ở Min-đa-nao với tên gọi là BangsaMoro, trình quốc hội thông qua trong năm 2015. Độ lớn của khu vực tự trị mới này sẽ được quyết định thông qua cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành trước khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông B.A-ki-nô kết thúc trong năm 2016. Thỏa thuận khung nói trên bao gồm những nguyên tắc chung nhằm xử lý các vấn đề chính như thực hiện quyền hành pháp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hay quy chế pháp lý của khu tự trị. Theo thỏa thuận, cộng đồng người Hồi giáo có được các quyền tự trị rộng rãi nhưng chính phủ trung ương tiếp tục nắm giữ quyền hành pháp về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chính sách tiền tệ.....
Thỏa thuận này mở đường cho việc thực hiện lộ trình hòa bình và hòa giải ở Phi-líp-pin, chấm dứt xung đột, tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư và phát triển trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây và đặc biệt là trên cơ sở cùng chung sống hòa bình giữa người Hồi giáo và người Thiên chúa giáo ở khu vực đảo Min-đa-nao. Tiền đề quyết định nhất đối với thành công như vậy của tiến trình đàm phán hòa bình là Chính phủ đã chấp nhận nhượng bộ dành cho MILF vai trò chính trị nhất định ở khu vực Min-đa-nao và MILF từ bỏ mục tiêu đấu tranh ban đầu thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập và lên án khủng bố. Trên cơ sở ấy, hai phía đã gây dựng được sự tin cậy lẫn nhau ban đầu vốn không thể thiếu nếu muốn đạt được thỏa thuận khung nói trên.
Trong phát biểu công bố thỏa thuận hòa bình, Tổng thống B.A-ki-nô đánh giá rằng "Thỏa thuận này vượt quá mọi sự mong đợi" và bày tỏ tin tưởng là thỏa thuận sẽ giúp khắc phục sự nghi ngờ lẫn nhau và mở đường cho hòa bình bền vững ở khu vực Min-đa-nao. MILF cũng hoan nghênh thỏa thuận mới đạt được với chính phủ.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện thỏa thuận sẽ không đơn giản và dễ dàng. Hai phía vẫn còn phải tiếp tục đàm phán để nhất trí chi tiết hơn nữa để thỏa thuận thực sự khả thi.
Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Phi-líp-pin, ông Mác-vích Lê-ô-nen (Marvic Leonen) đã cảnh báo rằng thỏa thuận nói trên mới chỉ là sự khởi đầu và còn rất nhiều trở ngại mà hai bên phải cùng nhau vượt qua. Một trong những trở ngại lớn nhất là sự bất đồng quan điểm trong nội bộ MILF về hòa ước với chính phủ.
Không loại trừ khả năng bộ phận phản đối sẽ tách khỏi MILF và tiếp tục đấu tranh vũ trang. Một số lực lượng và tổ chức Hồi giáo khác ở Min-đa-nao như Phong trào Hồi giáo Tự do BangsaMoro đã tuyên bố không công nhận và tôn trọng thỏa thuận nói trên. Bởi vậy, cơ hội hòa bình mới cho Phi-líp-pin chỉ có thể được tận dụng khi cả Chính phủ Phi-líp-pin và MILF tiếp tục kiên định thiện chí và quyết tâm hòa giải và hòa bình./.
Thoả thuận này làm dấy lên hy vọng sẽ chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 40 năm qua khiến hơn 150.000 người thiệt mạng và làm tê liệt nền kinh tế khu vực miền Nam bất ổn này, nơi mà MILF đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang với mục tiêu ly khai và thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập từ gần 40 năm nay.
Hai bên đã tiến hành đàm phán hòa bình từ gần 15 năm nay, có nhiều cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và rồi được khởi động lại. Việc xúc tiến và kết thúc đàm phán hòa bình với MILF là một trong những cam kết tranh cử trọng tâm của ông B.A-ki-nô. Dự kiến, hòa ước này sẽ được chính thức ký kết tại thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin với sự chứng kiến của Tổng thống Phi-líp-pin Bê-ni-nhô A-ki-nô và Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp Ra-dắc (Najib Razak) vào ngày 15-10 tới.
Theo thỏa thuận khung này, hai bên sẽ thành lập một ủy ban chung với nhiệm vụ soạn thảo bộ luật về việc thành lập một khu tự trị cho cộng đồng người Hồi giáo ở Min-đa-nao với tên gọi là BangsaMoro, trình quốc hội thông qua trong năm 2015. Độ lớn của khu vực tự trị mới này sẽ được quyết định thông qua cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành trước khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông B.A-ki-nô kết thúc trong năm 2016. Thỏa thuận khung nói trên bao gồm những nguyên tắc chung nhằm xử lý các vấn đề chính như thực hiện quyền hành pháp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hay quy chế pháp lý của khu tự trị. Theo thỏa thuận, cộng đồng người Hồi giáo có được các quyền tự trị rộng rãi nhưng chính phủ trung ương tiếp tục nắm giữ quyền hành pháp về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chính sách tiền tệ.....
Thỏa thuận này mở đường cho việc thực hiện lộ trình hòa bình và hòa giải ở Phi-líp-pin, chấm dứt xung đột, tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư và phát triển trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây và đặc biệt là trên cơ sở cùng chung sống hòa bình giữa người Hồi giáo và người Thiên chúa giáo ở khu vực đảo Min-đa-nao. Tiền đề quyết định nhất đối với thành công như vậy của tiến trình đàm phán hòa bình là Chính phủ đã chấp nhận nhượng bộ dành cho MILF vai trò chính trị nhất định ở khu vực Min-đa-nao và MILF từ bỏ mục tiêu đấu tranh ban đầu thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập và lên án khủng bố. Trên cơ sở ấy, hai phía đã gây dựng được sự tin cậy lẫn nhau ban đầu vốn không thể thiếu nếu muốn đạt được thỏa thuận khung nói trên.
Trong phát biểu công bố thỏa thuận hòa bình, Tổng thống B.A-ki-nô đánh giá rằng "Thỏa thuận này vượt quá mọi sự mong đợi" và bày tỏ tin tưởng là thỏa thuận sẽ giúp khắc phục sự nghi ngờ lẫn nhau và mở đường cho hòa bình bền vững ở khu vực Min-đa-nao. MILF cũng hoan nghênh thỏa thuận mới đạt được với chính phủ.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện thỏa thuận sẽ không đơn giản và dễ dàng. Hai phía vẫn còn phải tiếp tục đàm phán để nhất trí chi tiết hơn nữa để thỏa thuận thực sự khả thi.
Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Phi-líp-pin, ông Mác-vích Lê-ô-nen (Marvic Leonen) đã cảnh báo rằng thỏa thuận nói trên mới chỉ là sự khởi đầu và còn rất nhiều trở ngại mà hai bên phải cùng nhau vượt qua. Một trong những trở ngại lớn nhất là sự bất đồng quan điểm trong nội bộ MILF về hòa ước với chính phủ.
Không loại trừ khả năng bộ phận phản đối sẽ tách khỏi MILF và tiếp tục đấu tranh vũ trang. Một số lực lượng và tổ chức Hồi giáo khác ở Min-đa-nao như Phong trào Hồi giáo Tự do BangsaMoro đã tuyên bố không công nhận và tôn trọng thỏa thuận nói trên. Bởi vậy, cơ hội hòa bình mới cho Phi-líp-pin chỉ có thể được tận dụng khi cả Chính phủ Phi-líp-pin và MILF tiếp tục kiên định thiện chí và quyết tâm hòa giải và hòa bình./.
Anh: Hệ thống thuế thu hút các công ty đa quốc gia  (08/10/2012)
"Nga có khả năng vô hiệu hóa mọi vũ khí hiện đại"  (08/10/2012)
Phát triển nhà đô thị Hà Nội: Tạo đột phá về số lượng  (08/10/2012)
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh  (08/10/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên