Pháp biểu tình nhằm phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" do EU áp đặt
Ngày 30-9, tại Pháp, hơn 50.000 người đã xuống đường ở trung tâm thủ đô Pa-ri phản đối Hiệp ước Tài chính của Liên minh châu Âu (EU) buộc chính phủ các nước thành viên thực hiện những biện pháp tài chính hà khắc để hạn chế thâm hụt ngân sách.
Cuộc biểu tình diễn ra hai ngày trước khi Quốc hội Pháp bắt đầu cuộc họp xem xét hiệp ước về ngân sách của châu Âu. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 10, hai viện Quốc hội Pháp sẽ phải thông qua hiệp ước nói trên. Hiệp ước này được các nhà lãnh đạo EU nhất trí hồi tháng 3-2012, yêu cầu các nước đã tham gia ký kết đưa vào Hiến pháp "quy tắc vàng" - cam kết giữ mức thâm hụt cơ cấu ngân sách không quá 0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), coi đây là biện pháp cần thiết bắt buộc để tránh và khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu.
Với khẩu hiệu "Phản đối!", đoàn người biểu tình đã tuần hành rầm rộ qua các nhiều đường phố trung tâm thủ đô. Các nhà tổ chức cho biết họ phát động cuộc biểu tình nhằm phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" do EU áp đặt, chứ không nhằm chỉ trích chính quyền của Tổng thống Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ (Francois Hollande). Phát biểu trước đoàn người biểu tình, thủ lĩnh Mặt trận Cánh tả Giăng Luých Mơ-lăng-sông (Jean-Luc Melenchon) tuyên bố: "Đây là ngày dân chúng Pháp phát động một phong trào chống chính sách thắt lưng buộc bụng".
Trước đó, ngày 28-9, Chính phủ Pháp đã công bố gói biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ nhất từ trước tới nay trong ngân sách năm 2013 nhằm bù đắp khoản thâm hụt gần 37 tỷ ơ-rô ở khu vực tài chính công trong bối cảnh nền kinh tế đang suy giảm.
Theo kế hoạch trên, khoản tiết kiệm tổng cộng 36,9 tỷ ơ-rô này sẽ bao gồm 2,5 tỷ ơ-rô cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực y tế và 10 tỷ ơ-rô chi tiêu cho các cơ quan chính phủ. Tăng thuế cá nhân và doanh nghiệp dự kiến mang lại 20 tỷ ơ-rô nữa và 4,4 tỷ ơ-rô còn lại là từ các khoản thuế mới được công bố hồi tháng Bảy.
Tổng thống Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ cho rằng, việc Chính phủ Pháp thông qua chương trình kinh tế khắc khổ vào thời điểm nền kinh tế đang đứng trên bờ vực suy thoái là hoàn toàn "hợp lý và tất yếu", nếu nước này muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống còn tương đương 3% GDP vào năm 2013, theo đúng quy định của EU, để cứu đồng ơ-rô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế hoài nghi về khả năng Chính phủ của ông Ô-lăng-đơ đáp ứng được mục tiêu cắt giảm ngân sách của EU, đồng thời cảnh báo việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ khiến cho mục tiêu tăng trưởng 0,8% trong năm 2013 và 2% trong năm 2014 là khó khả thi./.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc  (01/10/2012)
Đón đoàn học sinh tham dự Olympic quốc tế Tin học thắng lợi trở về  (01/10/2012)
Kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi 1-10-2012  (01/10/2012)
Tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone tăng cao kỷ lục  (01/10/2012)
Điện mừng Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Ca-dắc-xtan  (01/10/2012)
Điện mừng nhân Kỷ niệm lần thứ 52 Quốc khánh Cộng hòa Síp  (01/10/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên