Trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những hỗ trợ tích cực của Trung tâm Di sản thế giới mà đặc biệt là vai trò của cá nhân ngài giám đốc, trong việc hỗ trợ ngân sách, chuyên gia, kỹ thuật cho các dự án về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Việt Nam thời gian qua. Đồng thời hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ của Trung tâm Di sản Thế giới đối với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm Việt Nam luôn cam kết thực hiện đúng và đầy đủ cam kết với Ủy ban Di sản thế giới và sẽ làm hết sức để các khu di sản thế giới tại Việt Nam tuân thủ và thực hiện đúng theo những khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới, cũng như chủ động, kịp thời báo cáo về các kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản cho Trung tâm Di sản thế giới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã cảm ơn ngài Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới đã giới thiệu chuyên gia quốc tế để hỗ trợ và tư vấn cho Việt Nam xây dựng hồ sơ quần thể danh thắng Tràng An và Cát Bà.
Cảm ơn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian tiếp, ngài Kishore Rao bày tỏ vui mừng khi trở lại Việt Nam trên cương vị mới. Ngài Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới cho rằng với nhiều di sản văn hóa có giá trị văn hóa và lịch sử cao như vậy, người dân Việt Nam rất cần nâng cao ý thức bảo tồn để phát huy giá trị quý báu đó.
Trong những năm qua, các di sản văn hóa, thiên nhiên của Việt Nam được UNESCO công nhận đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển chung, làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của nhiều địa phương và nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo tồn và khai thác các giá trị di sản này còn gặp nhiều thách thức bởi Việt Nam là nước phát triển nên luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực giữa cân bằng nhu cầu phát triển của người dân và nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên.
Từ những lý do khách quan đó, ngài Kishore Rao khẳng định luôn sẵn sàng hỗ trợ các ưu tiên của Việt Nam, trong đó có việc hỗ trợ bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa của Việt Nam, nhất là những di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận.
Việt Nam đã gửi hồ sơ “ Đờn ca tài tử Nam bộ” và “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và đang xây dựng hồ sơ “ Quần thể Cát Bà” trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. |
ASEAN hướng tới kết nối năng lượng xanh nội khối  (11/09/2012)
Hội thảo khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Phát triển chiến lược và chính sách quốc gia về quyền tác giả”  (11/09/2012)
"Thủy điện Sông Tranh 2 đủ điều kiện để vận hành"  (10/09/2012)
“Đảng và Nhà nước luôn chăm lo phát triển khoa học công nghệ”  (10/09/2012)
“Giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế”  (10/09/2012)
Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp đoàn Ban Dân nguyện Việt Nam  (10/09/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên