Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
19:45, ngày 06-09-2012
Sáng 6-9-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 2 về “Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu” do Việt Nam đăng cai và đồng tổ chức với Chính phủ Hà Lan, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).
Hội nghị có sự tham dự của trên 500 đại biểu đến từ 150 nước và hơn 20 tổ chức quốc tế. Phiên trù bị của Hội nghị này đã diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5-9-2012. Phiên họp trù bị của Hội nghị mấy ngày qua đã đạt kết quả thành công tốt đẹp, trong đó có việc xem xét thực hiện Lộ trình hành động; thống nhất về giải pháp Nông nghiệp thân thiện với môi trường; sự liên kết giữa nông nghiệp, năng lượng với nước cũng như liên kết giữa rừng với nông nghiệp để thúc đẩy Tăng trưởng Xanh; nhiều mô hình thực hành tốt ở các nơi trên thế giới được chia sẻ và đặc biệt là các chính sách trong việc chuyển đổi các hệ thống lương thực theo hướng gia tăng sản lượng nhưng đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tối đa các yếu tố làm tăng biến đổi khí hậu cho Thế kỷ XXI đã được thảo luận và đề xuất…
Qua phiên trù bị, với kinh nghiệm, tinh thần sáng tạo và lòng quyết tâm xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, tạo đà cho phát triển xanh, giúp tăng sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh phải thích ứng với biến đổi khí hậu, các ý tưởng mới, kế hoạch hành động phù hợp sẽ được thống nhất và được đưa ra tại phiên họp Cấp cao của Hội nghị (ngày 6-9-2012) để thông qua.
Phiên trù bị của Hội nghị cũng nhận định, để bảo đảm cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho khoảng 9 tỷ người với mức tăng sản lượng lương thực toàn cầu khoảng 70% đến năm 2050 là một thách thức lớn trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng… hiện đang bị khai thác quá mức và sử dụng lãng phí cùng với tác động của thiên tai, hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn… và những tác động xấu đến môi trường do chính con người gây ra. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các quốc gia phải có các chính sách thông minh và toàn diện trong phát triển nông nghiệp, lồng ghép đầy đủ vào chiến lược phát triển tổng thế của các quốc gia.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao Hội nghị đã lựa chọn chủ đề “Khát khao hành động”, tập trung thảo luận nhiều vấn đề thiết thực, xác định các chiến lược phù hợp, hiệu quả để phát triển Nông nghiệp thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng xanh; lồng ghép nền nông nghiệp này vào các mục tiêu phát triển trên quy mô rộng hơn; khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn ở tất cả các cấp độ và quy mô… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Hội nghị sẽ tiếp tục tìm ra những giải pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để phát triển nông nghiệp, giải quyết vấn đề an ninh lương thực trước những thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là ở khu vực nông thôn.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng và luôn được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam cũng là một nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong nhiều năm qua, nhờ sự nỗ lực phát triển nông nghiệp toàn diện và ứng phó với biến đối khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực, thuỷ sản và cây công nghiệp. Việt Nam đã vươn lên từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới và còn xuất khẩu nhiều nông, lâm, thuỷ sản với khối lượng lớn, xếp vị trí cao trên thế giới.
Bước sang giai đoạn phát triển mới, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững đất nước, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong bối cảnh Việt Nam được dự báo là một trong số ít quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, Việt Nam đang tích cực cơ cấu lại nền nông nghiệp, tập trung khai thác tốt nhất các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm tổn thất trong khâu sản xuất và sau khu hoạch; đổi mới chính sách đất đai; tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường bảo vệ môi trường; đẩy mạnh đầu tư từ nhà nước và có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn . Đồng thời để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu; đang tập trung thực hiện Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững; xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, phân bón, hóa chất; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu; … “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các quốc gia và Tổ chức quốc tế liên quan triển khai phát triển các mô hình thí điểm về nông nghiệp xanh tại Việt Nam để có thể rút kinh nghiệm , chia sẻ với các quốc gia đối tác khác”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là rất nặng nề. Cùng với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để tạo môi trường thuận lợi và thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các bạn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biển đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp, sản xuất lương thực hiệu quả, bền vững cũng chính là góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới vì hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và nhiều nông sản khác với khối lượng lớn, đặc biệt là thuỷ sản. “Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt thông qua Chương trình Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định./.
Qua phiên trù bị, với kinh nghiệm, tinh thần sáng tạo và lòng quyết tâm xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, tạo đà cho phát triển xanh, giúp tăng sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh phải thích ứng với biến đổi khí hậu, các ý tưởng mới, kế hoạch hành động phù hợp sẽ được thống nhất và được đưa ra tại phiên họp Cấp cao của Hội nghị (ngày 6-9-2012) để thông qua.
Phiên trù bị của Hội nghị cũng nhận định, để bảo đảm cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho khoảng 9 tỷ người với mức tăng sản lượng lương thực toàn cầu khoảng 70% đến năm 2050 là một thách thức lớn trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng… hiện đang bị khai thác quá mức và sử dụng lãng phí cùng với tác động của thiên tai, hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn… và những tác động xấu đến môi trường do chính con người gây ra. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các quốc gia phải có các chính sách thông minh và toàn diện trong phát triển nông nghiệp, lồng ghép đầy đủ vào chiến lược phát triển tổng thế của các quốc gia.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao Hội nghị đã lựa chọn chủ đề “Khát khao hành động”, tập trung thảo luận nhiều vấn đề thiết thực, xác định các chiến lược phù hợp, hiệu quả để phát triển Nông nghiệp thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng xanh; lồng ghép nền nông nghiệp này vào các mục tiêu phát triển trên quy mô rộng hơn; khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn ở tất cả các cấp độ và quy mô… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Hội nghị sẽ tiếp tục tìm ra những giải pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để phát triển nông nghiệp, giải quyết vấn đề an ninh lương thực trước những thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là ở khu vực nông thôn.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng và luôn được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam cũng là một nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong nhiều năm qua, nhờ sự nỗ lực phát triển nông nghiệp toàn diện và ứng phó với biến đối khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực, thuỷ sản và cây công nghiệp. Việt Nam đã vươn lên từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới và còn xuất khẩu nhiều nông, lâm, thuỷ sản với khối lượng lớn, xếp vị trí cao trên thế giới.
Bước sang giai đoạn phát triển mới, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững đất nước, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong bối cảnh Việt Nam được dự báo là một trong số ít quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, Việt Nam đang tích cực cơ cấu lại nền nông nghiệp, tập trung khai thác tốt nhất các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm tổn thất trong khâu sản xuất và sau khu hoạch; đổi mới chính sách đất đai; tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường bảo vệ môi trường; đẩy mạnh đầu tư từ nhà nước và có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn . Đồng thời để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu; đang tập trung thực hiện Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững; xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, phân bón, hóa chất; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu; … “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các quốc gia và Tổ chức quốc tế liên quan triển khai phát triển các mô hình thí điểm về nông nghiệp xanh tại Việt Nam để có thể rút kinh nghiệm , chia sẻ với các quốc gia đối tác khác”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là rất nặng nề. Cùng với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để tạo môi trường thuận lợi và thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các bạn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biển đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp, sản xuất lương thực hiệu quả, bền vững cũng chính là góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới vì hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và nhiều nông sản khác với khối lượng lớn, đặc biệt là thuỷ sản. “Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt thông qua Chương trình Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định./.
Mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (06/09/2012)
Xây dựng “ xã hội học tập” cho người lao động ở vùng dân tộc thiểu số  (06/09/2012)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón, hội đàm, tiếp Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa In-đô-nê-xi-a  (06/09/2012)
Chương trình nghệ thuật “Hồn quê” kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (06/09/2012)
Kinh tế - xã hội chuyển biến đúng hướng, đạt nhiều kết quả tích cực  (06/09/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Nghệ An  (05/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên