Thêm một hành động xung quanh quần đảo tranh chấp giữa 2 nước Trung Quốc – Nhật Bản
Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, ngày 2-9-2012, một đoàn khảo sát của chính quyền thành phố Tô-ki-ô đã tiến hành khảo sát vùng biển ngoài khơi quần đảo đang tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư (Senkaku) và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Hoạt động này là một phần trong kế hoạch của chính quyền Tô-ki-ô mua lại một số đảo thuộc quần đảo này.
Tin cho biết đoàn khảo sát gồm 25 người đã tiến hành kiểm tra chất lượng nước xung quanh ba đảo U-ô-chư-ri (Uotsuri), Ki-ta-cô-gi-ma (Kitakojima) và Mi-na-mi-cô-gi-ma (Minamikojima). Hoạt động khảo sát này kéo dài hơn 9 giờ và kết thúc vào lúc 3h45' (theo giờ địa phương).
Cũng theo Kyodo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi công hàm cho Nhật Bản để phản đối hoạt động khảo sát trên. Công hàm khẳng định lại lập trường của Trung Quốc cho rằng bất cứ hành động "đơn phương" nào của phía Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp trên là "trái phép và không có hiệu lực".
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp bùng phát tháng 8 vừa qua khi công dân hai nước lần lượt đến đảo Uôchưri. Chính quyền thành phố Tô-ki-ô có kế hoạch mua lại ba hòn đảo nói trên từ một chủ sở hữu người Nhật Bản và dự định tiến hành một cuộc khảo sát nữa vào tháng 10 tới. Thị trưởng Tô-ki-ô Sin-ta-rô I-si-ha-ra (Shintaro Ishihara) đã tỏ ý sẵn sàng tham gia cuộc khảo sát này.
Trước đó, tháng 7-2012, giới chức quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đã xúc tiến thiết lập cơ chế liên lạc hàng hải nhằm tránh các vụ va chạm tàu cũng như những sự cố khác tại biển Hoa Đông, bao gồm cả các vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Xên-ca-cư (Senkaku) mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 27-7 dẫn các nguồn tin thân cận liên quan tới mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc, cho biết hai bên đã nhất trí một cách không chính thức về việc thiết lập đường dây nóng, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thông báo trước những tuyến đường mà tàu chiến và máy bay chiến đấu của hai nước sẽ đi qua, cũng như việc sử dụng tần số sóng vô tuyến để liên lạc. Các quan chức hai nước hy vọng sẽ ký được một thỏa thuận chính thức trước cuối năm nay và đưa cơ chế trên vào thực thi trong thời gian sớm nhất có thể. Cơ chế này nhằm ngăn ngừa các vụ va chạm và các sự cố khác liên quan tới tàu chiến cũng như máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản leo thang thành một cuộc đụng độ quân sự.
Nhật Bản đã thành lập các cơ chế liên lạc quân sự tương tự với Nga và Hàn Quốc, song vẫn chưa có kênh liên lạc kiểu này với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo năm 2007, Tô-ki-ô và Bắc Kinh đã nhất trí thiết lập kênh liên lạc trên./.
Nhiều hoạt động chào mừng 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (02/09/2012)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch  (02/09/2012)
Lễ Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và trao tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước  (02/09/2012)
Tăng cường quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất  (01/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên