Việt Nam cam kết thúc đẩy hòa bình, phát triển ở khu vực
08:16, ngày 01-09-2012
Cuộc họp cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 16, diễn ra trong các ngày 28 và 29-8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Tehran của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Đây là cuộc họp quan trọng chuẩn bị cho Cuộc họp Cấp cao sẽ diễn ra vào các ngày 30 và 31-8.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Ngoại trưởng Iran, các thành viên đã nghe báo cáo của Chủ tịch Cuộc họp các Quan chức cấp cao (SOM), thảo luận và thông qua các nội dung trình lên Cuộc họp Cấp cao, trong đó có Dự thảo Văn kiện cuối cùng của Hội nghị. Sau đó, các đại biểu đã tiến hành thảo luận để đóng góp ý kiến ban đầu về chủ đề: “Hòa bình bền vững thông qua quản trị toàn cầu chung.” Đây cũng là chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 16 do nước chủ nhà Iran đưa ra.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp Bộ trưởng và phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại sứ nhấn mạnh ngày nay hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên ở một số nơi trên thế giới vẫn đang phải chịu cảnh chiến tranh, xung đột và bất ổn. Nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, và những thách thức về an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu. Trong đó, các nước đang phát triển là những nước phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Để đối phó với các thách thức trên, việc tăng cường hợp tác trong quản trị toàn cầu càng trở nên bức thiết.
Là một lực lượng chính trị lớn trên thế giới, 50 năm qua NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới. Tình hình hiện nay càng đòi hỏi Phong trào tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình, tích cực đóng góp vào quản trị toàn cầu thông qua thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên thế giới, giải quyết hòa bình các xung đột trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và cải tổ các thể chế toàn cầu, trong đó có tổ chức Liên hợp quốc, theo hướng tăng cường vai trò và tính đại diện của các nước đang phát triển.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định rằng là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN và NAM, Việt Nam cam kết cùng các nước ASEAN và các đối tác quốc tế khác thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Đại sứ nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trên tinh thần đó, Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 và việc thông qua Hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011, cũng như việc sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (COC) của các bên tại Biển Đông./.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Ngoại trưởng Iran, các thành viên đã nghe báo cáo của Chủ tịch Cuộc họp các Quan chức cấp cao (SOM), thảo luận và thông qua các nội dung trình lên Cuộc họp Cấp cao, trong đó có Dự thảo Văn kiện cuối cùng của Hội nghị. Sau đó, các đại biểu đã tiến hành thảo luận để đóng góp ý kiến ban đầu về chủ đề: “Hòa bình bền vững thông qua quản trị toàn cầu chung.” Đây cũng là chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 16 do nước chủ nhà Iran đưa ra.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp Bộ trưởng và phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại sứ nhấn mạnh ngày nay hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên ở một số nơi trên thế giới vẫn đang phải chịu cảnh chiến tranh, xung đột và bất ổn. Nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, và những thách thức về an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu. Trong đó, các nước đang phát triển là những nước phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Để đối phó với các thách thức trên, việc tăng cường hợp tác trong quản trị toàn cầu càng trở nên bức thiết.
Là một lực lượng chính trị lớn trên thế giới, 50 năm qua NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới. Tình hình hiện nay càng đòi hỏi Phong trào tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình, tích cực đóng góp vào quản trị toàn cầu thông qua thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên thế giới, giải quyết hòa bình các xung đột trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và cải tổ các thể chế toàn cầu, trong đó có tổ chức Liên hợp quốc, theo hướng tăng cường vai trò và tính đại diện của các nước đang phát triển.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định rằng là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN và NAM, Việt Nam cam kết cùng các nước ASEAN và các đối tác quốc tế khác thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Đại sứ nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trên tinh thần đó, Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 và việc thông qua Hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011, cũng như việc sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (COC) của các bên tại Biển Đông./.
Cơ hội mới, thách thức mới  (31/08/2012)
Thế hệ của một lời thề  (31/08/2012)
Giới thiệu cuốn sách: An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020  (31/08/2012)
Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới!  (31/08/2012)
Hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và đối tác  (31/08/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay