Cơ hội mới, thách thức mới
19:22, ngày 31-08-2012
TCCSĐT - Ngày 23-8-2012, Nga chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đối với cả hai bên, đây là sự kiện có ý nghĩa rất to lớn bởi đều tác động tới tương lai của từng bên. Việc này mở ra cho cả hai bên cơ hội mới và cả những thách thức mới.
Quá trình gia nhập WTO của Nga kéo dài gần 19 năm. So với thời điểm Nga khởi động quá trình này thì cả Nga lẫn WTO đều đã thay đổi rất cơ bản về mọi phương diện. Mức độ tác động của sự kiện này đối với Nga và WTO có thể đã khác so với dự báo và kỳ vọng từ cả hai phía ở vào thời điểm đó, nhưng ý nghĩa về chính trị và phương diện tự do hoá thương mại thế giới thì vẫn còn nguyên vẹn, nếu như không muốn nói còn có phần tăng lên.
Điều chắc chắn là Nga sẽ làm thay đổi WTO và ngược lại, WTO sẽ làm thay đổi Nga. Gần 19 năm đàm phán với đủ diện đối tác để được gia nhập WTO cũng là thời gian nước Nga đã tự phải thay đổi, phải nhượng bộ. Nói một cách khác thì chính những nhượng bộ đó buộc Nga phải thay đổi mình. Trước khi vào WTO để cùng các thành viên khác lập nên luật chơi trong sân chơi mậu dịch tự do toàn cầu, nước Nga phải chấp nhận những quy định hiện hành của WTO.
Có thể hiểu rằng, tham gia WTO có nghĩa là phải giảm thuế nhập khẩu và xuất khẩu theo một lộ trình, và mức thuế đó phải xuống một mặt bằng nhất định hoặc bằng 0, mở cửa thị trường cho các đối tác bên ngoài, cam kết áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch và bù trợ sản xuất, dỡ bỏ mọi rào cản về thuế quan cũng như phi thuế quan. Tham gia vào WTO, Nga có điều kiện thực tế và cơ sở pháp lý thuận lợi hơn để tiếp cận thị trường thế giới, tăng đầu tư nước ngoài, tạo động lực mới cho Nga thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Người tiêu dùng ở Nga có cơ hội được hưởng lợi từ những nguồn hàng nhập khẩu rẻ hơn. Ngân hàng Thế giới dự báo sự tham gia WTO sẽ giúp Nga tăng GDP 3,3% hàng năm trong 3 năm tới. Là thành viên của WTO, Nga có được vị thế pháp lý thuận lợi hơn để bảo vệ lợi ích trong những cuộc tranh chấp thương mại song phương cũng như đa phương với những thành viên khác.
Cơ hội mới nhãn tiền như thế, nhưng thách thức mới cũng rõ nét không kém. Thách thức lớn nhất là đáp ứng những cam kết với WTO. Việc này đòi hỏi phải thay đổi luật pháp, cải cách kinh tế và xã hội, chấp nhận tư duy và cách tiếp cận mới trong hội nhập quốc tế. Hay có thể nói một cách đơn giản là sẽ phải trả giá về đối nội. Nếu xử lý không khéo, thích hợp và kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến cả ổn định chính trị, an ninh xã hội và phát triển kinh tế. Thách thức lớn tiếp theo là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nga phải được tăng cường đáng kể. Việc thực hiện những cam kết đã thỏa thuận với WTO sẽ chẳng khác gì việc Nga phải thực hiện một cuộc chạy đua không khoan nhượng với thời gian.
Nga là nền kinh tế lớn trên thế giới, quy mô thị trường cũng như tiềm năng tăng trưởng đều rất đáng kể. Nga còn có vai trò chính trị thế giới mà không đối tác nào có thể bỏ qua được, cho dù không hẳn còn như thời Liên Xô trước đây. Vì thế, tuy là thành viên thứ 156 của WTO, nhưng Nga không phải chỉ là thành viên đơn thuần như đại đa số các thành viên khác của WTO. Giống như Trung Quốc cách đây hơn 10 năm, sự tham gia của Nga cũng sẽ làm thay đổi cả WTO, cho dù không phải ngay lập tức và ở mức độ như Trung Quốc đã làm được. Trung Quốc được lợi từ WTO nhiều hơn Nga ở thời kỳ sau khi gia nhập WTO vì Trung Quốc có được thời gian dài tăng trưởng năng động và nhân công lao động rẻ. Nhưng rồi thời kỳ ấy cũng sẽ chấm dứt.
Tất cả các đối tác bên ngoài, đặc biệt Mỹ và EU, đều hoan nghênh việc Nga đứng trong hàng ngũ WTO. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, cơ hội tiếp cận thị trường và hợp tác đầu tư, Mỹ và EU còn kỳ vọng luật chơi của WTO sẽ buộc Nga phải thay đổi rất cơ bản về pháp lý, dân chủ, nhân quyền và xã hội, tạo ra thiết chế mới để gây áp lực đối với Nga. Có thể nói, Nga bước vào một thời kỳ mới trong quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với thế giới bên ngoài với cơ hội mới, nhưng đồng thời cả thách thức mới mà cả việc tận dụng cơ hội mới lẫn vượt qua thách thức mới đều rất cần thiết nhưng cũng chẳng dễ dàng gì đối với Nga./.
Điều chắc chắn là Nga sẽ làm thay đổi WTO và ngược lại, WTO sẽ làm thay đổi Nga. Gần 19 năm đàm phán với đủ diện đối tác để được gia nhập WTO cũng là thời gian nước Nga đã tự phải thay đổi, phải nhượng bộ. Nói một cách khác thì chính những nhượng bộ đó buộc Nga phải thay đổi mình. Trước khi vào WTO để cùng các thành viên khác lập nên luật chơi trong sân chơi mậu dịch tự do toàn cầu, nước Nga phải chấp nhận những quy định hiện hành của WTO.
Có thể hiểu rằng, tham gia WTO có nghĩa là phải giảm thuế nhập khẩu và xuất khẩu theo một lộ trình, và mức thuế đó phải xuống một mặt bằng nhất định hoặc bằng 0, mở cửa thị trường cho các đối tác bên ngoài, cam kết áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch và bù trợ sản xuất, dỡ bỏ mọi rào cản về thuế quan cũng như phi thuế quan. Tham gia vào WTO, Nga có điều kiện thực tế và cơ sở pháp lý thuận lợi hơn để tiếp cận thị trường thế giới, tăng đầu tư nước ngoài, tạo động lực mới cho Nga thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Người tiêu dùng ở Nga có cơ hội được hưởng lợi từ những nguồn hàng nhập khẩu rẻ hơn. Ngân hàng Thế giới dự báo sự tham gia WTO sẽ giúp Nga tăng GDP 3,3% hàng năm trong 3 năm tới. Là thành viên của WTO, Nga có được vị thế pháp lý thuận lợi hơn để bảo vệ lợi ích trong những cuộc tranh chấp thương mại song phương cũng như đa phương với những thành viên khác.
Cơ hội mới nhãn tiền như thế, nhưng thách thức mới cũng rõ nét không kém. Thách thức lớn nhất là đáp ứng những cam kết với WTO. Việc này đòi hỏi phải thay đổi luật pháp, cải cách kinh tế và xã hội, chấp nhận tư duy và cách tiếp cận mới trong hội nhập quốc tế. Hay có thể nói một cách đơn giản là sẽ phải trả giá về đối nội. Nếu xử lý không khéo, thích hợp và kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến cả ổn định chính trị, an ninh xã hội và phát triển kinh tế. Thách thức lớn tiếp theo là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nga phải được tăng cường đáng kể. Việc thực hiện những cam kết đã thỏa thuận với WTO sẽ chẳng khác gì việc Nga phải thực hiện một cuộc chạy đua không khoan nhượng với thời gian.
Nga là nền kinh tế lớn trên thế giới, quy mô thị trường cũng như tiềm năng tăng trưởng đều rất đáng kể. Nga còn có vai trò chính trị thế giới mà không đối tác nào có thể bỏ qua được, cho dù không hẳn còn như thời Liên Xô trước đây. Vì thế, tuy là thành viên thứ 156 của WTO, nhưng Nga không phải chỉ là thành viên đơn thuần như đại đa số các thành viên khác của WTO. Giống như Trung Quốc cách đây hơn 10 năm, sự tham gia của Nga cũng sẽ làm thay đổi cả WTO, cho dù không phải ngay lập tức và ở mức độ như Trung Quốc đã làm được. Trung Quốc được lợi từ WTO nhiều hơn Nga ở thời kỳ sau khi gia nhập WTO vì Trung Quốc có được thời gian dài tăng trưởng năng động và nhân công lao động rẻ. Nhưng rồi thời kỳ ấy cũng sẽ chấm dứt.
Tất cả các đối tác bên ngoài, đặc biệt Mỹ và EU, đều hoan nghênh việc Nga đứng trong hàng ngũ WTO. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, cơ hội tiếp cận thị trường và hợp tác đầu tư, Mỹ và EU còn kỳ vọng luật chơi của WTO sẽ buộc Nga phải thay đổi rất cơ bản về pháp lý, dân chủ, nhân quyền và xã hội, tạo ra thiết chế mới để gây áp lực đối với Nga. Có thể nói, Nga bước vào một thời kỳ mới trong quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với thế giới bên ngoài với cơ hội mới, nhưng đồng thời cả thách thức mới mà cả việc tận dụng cơ hội mới lẫn vượt qua thách thức mới đều rất cần thiết nhưng cũng chẳng dễ dàng gì đối với Nga./.
Thế hệ của một lời thề  (31/08/2012)
Giới thiệu cuốn sách: An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020  (31/08/2012)
Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới!  (31/08/2012)
Hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và đối tác  (31/08/2012)
ASEAN có thể giúp kiềm chế việc giá gạo leo thang  (31/08/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay