Hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp nhà nước và vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
17:00, ngày 03-08-2012
TCCSĐT - Ngày 3-8-2012 tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã diễn ra hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp nhà nước và vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.
Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các nhà khoa học đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương và Hà nội, các viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội, doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và một số cơ quan thông tấn, báo chí.
Với hơn 30 tham luận, hội thảo đã thảo luận một cách nghiêm túc, sâu sắc nhiều vấn đề về vai trò, vị trí cũng như việc đổi mới nhận thức về các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Các ý kiến đều khẳng định, trong những năm qua nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trong đó DNNN giữ vị trí then chốt, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã nhận được nhiều sự ưu ái của Nhà nước với kỳ vọng sẽ tạo sự ảnh hưởng, chi phối, lan tỏa đến các hoạt động kinh tế - xã hội; tạo động lực nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; định hướng, dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp theo mục tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh một số những kết quả đã làm được, các DNNN còn bộc lộ nhiều yếu kém chưa đạt được các mục tiêu, yêu cầu do Đảng và Nhà nước đã đặt ra; hiệu quả kinh doanh kém chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Các đại biểu tại hội thảo đã thảo luận sôi nổi tìm ra những nguyên nhân của tình trạng trên, như: do sự yếu kém trong cơ chế quản lý vĩ mô và tầm vi mô của doanh nghiệp; do quan niệm nhầm lẫn giữa đại diện chủ sở hữu với chủ sở hữu khiến thiếu việc kiểm tra, kiểm soát các DNNN; việc thành lập quá nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước; khu vực DNNN kế thừa di sản quá nặng nề của quá khứ...
Khẳng định DNNN cần nắm các vị trí then chốt trong nền kinh tế, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng để các DNNN là công cụ, phương tiện và lực lượng vật chất giúp chúng ta xây dựng thành công CNXH, thì điều đầu tiên và tiên quyết là các DNNN phải hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, tái cấu trúc các DNNN là vấn đề cấp thiết. Hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, như: tăng cường các quan hệ thị trường và cạnh tranh trong giao dịch của DNNN; nên giới hạn những khâu, công đoạn then chốt mà DNNN được phép hoạt động; mỗi doanh nghiệp cần tái cấu trúc theo hoạt động của mình; nên tham khảo những tiêu chí đánh giá hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp của nước ngoài; cần hạch toán riêng rẽ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động công ích; đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý làm cơ sở cho hoạt động của DNNN; tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ...
Để tiếp tục quá trình đổi mới, sắp xếp DNNN, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề: xác định mức độ tham gia của DNNN trong tổng thế nền kinh tế đến đâu là hợp lý; lộ trình tái cơ cấu DNNN gắn với quá trình hoàn thiện các thể chế thị trường, hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, xây dựng các chính sách xã hội; thiết lập cơ chế quản lý phân biệt theo đối tượng doanh nghiệp và nhiệm vụ đặt ra.../.
Hà Nội cần 86 nghìn tỉ đồng để xây đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô  (02/08/2012)
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động hữu nghị nhân dân Việt Nam – Campuchia  (02/08/2012)
Người dân Việt Nam được hưởng đầy đủ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng  (02/08/2012)
Tiếp tục tập trung xuất bản sách, tài liệu phục vụ các chủ đề trọng tâm của đất nước  (02/08/2012)
Để bảo hiểm y tế đến được với toàn dân  (02/08/2012)
Hội nghị Campuchia-Lào-Việt Nam về tam giác phát triển  (02/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên