Việt Nam - Lào xây dựng biên giới phát triển bền vững
Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí đoàn kết, hữu nghị, chân thành và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đã kiểm điểm tình hình thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào và Biên bản cuộc họp lần thứ XXI giữa hai đoàn đại biểu biên giới và nhất trí cho rằng thời gian qua hai bên đã phối hợp tổ chức thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế biên giới và các thỏa thuận khác có liên quan đến công tác biên giới lãnh thổ.
Nhìn chung, tình hình biên giới giữa hai nước cơ bản ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Bên cạnh đó, hai bên cũng nhận định vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý biên giới, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành và địa phương hữu quan hai bên để giải quyết. Hai bên đã thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là trong công tác quản lý qua lại biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giới hai nước.
Để góp phần thực hiện tốt Hiệp định Quy chế biên giới trong thời gian tới, hai bên đã hoàn thiện dự thảo "Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước" và sẽ trình Chính phủ hai nước sớm xem xét cho phép tổ chức ký chính thức.
Về Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, hai bên nhất trí đánh giá trong năm 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình, thời tiết nhưng vẫn bảo đảm tiến độ.
Tính từ khi thực hiện dự án đến nay, trên toàn tuyến biên giới đã xác định được 745 vị trí/787 cột mốc - đạt 94% kế hoạch và xây dựng được 626 vị trí/658 cột mốc - đạt 78,9% kế hoạch. Hai bên cam kết đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện dự án để bảo đảm hoàn thành vào năm 2014 theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thong loun Sisoulith đã tiếp thân mật Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và đoàn Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lào đã đánh giá cao kết quả cuộc họp; biểu dương sự hợp tác giữa hai bên trong công tác quản lý biên giới cũng như công tác phối hợp thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước; cám ơn Chính phủ, nhân dân Việt Nam anh em đã giúp đỡ Chính phủ, nhân dân Lào trong công cuộc phát triển kinh tế, tổ chức thành công các hội nghị quốc tế, giúp vị thế của Lào được nâng cao trên trường quốc tế./.
“Xây dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là trách nhiệm chung”  (06/07/2012)
Việt Nam nhất quán đoàn kết, hợp tác toàn diện với Cuba  (06/07/2012)
Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm hai thứ trưởng  (06/07/2012)
Giải ngân vốn FDI sẽ đạt 10 tỉ USD trong năm nay  (06/07/2012)
IMF cảnh báo kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại  (06/07/2012)
Liên hợp quốc kêu gọi các nước thực thi cơ chế thuế quốc tế  (06/07/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên