Thay đổi tổng thống ở Pháp
21:21, ngày 07-05-2012
TCCSĐT - Vòng bầu thứ hai của cuộc
bầu cử tổng thống ở Pháp năm nay đã đưa lại kết quả như dự đoán trong
suốt cả thời gian dài và đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử nước
Pháp. Đương kim Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chỉ giành được có 48%
phiếu bầu và bị ứng cử viên của Đảng Xã hội Pháp Francois Hollande đánh
bại với 52% phiếu bầu.
Một thời kỳ mới đã mở ra đối với nước Pháp. Sau 17 năm, cương vị đứng đầu nhà nước Pháp mới lại về tay đại diện của Đảng Xã hội Pháp và ông F.Hollande là Tổng thống Pháp thứ hai thuộc Đảng Xã hội kể từ khi nước Pháp tiến hành bầu tổng thống trực tiếp. Ông F.Hollande còn là người chưa từng đảm trách chức vụ nào trong chính phủ và là sự lựa chọn nhân sự thứ hai của Đảng Xã hội Pháp cho cuộc bầu cử tổng thống này.
Việc ông F.Hollande thắng cử trước hết bởi cử tri Pháp muốn “trừng phạt” ông Sarkozy khi không thực hiện những cam kết tác động thiết thực nhất tới đời sống của người dân như giảm thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, cân bằng ngân sách nhà nước, giảm nợ công.... mà ông đã đưa ra lúc tranh cử. Điều này đã khiến những thành quả đối ngoại của ông N.Sarkozy gần như không có tác động đáng kể gì tới tâm lý của người dân ở nước Pháp.
Trong 5 năm cầm quyền vừa qua của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, nợ công của nước Pháp tăng hơn 500 tỉ euro (từ 1.211 tỉ lên 1.717 tỉ euro); mực độ nợ công tăng từ 64,2% lên tới 85,8% GDP; mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 2,7% năm 2007 lên 7,5% năm 2009 và giảm xuống còn 5,2% năm 2011; thu nhập của người dân tăng trung bình 1,3% hằng năm trong thời gian 2001-2006 đã giảm đi hơn một nửa; số người thất nghiệp tăng hơn một triệu người, đạt tỷ lệ gần 10%; tỷ trọng xuất khẩu của Pháp trong thương mại thế giới giảm từ 4,1% xuống còn 3,2%; thâm hụt cán cân thương mại đạt mức kỷ lục cuối năm 2011 với hơn 70 tỉ euro. Với những kết quả trên, cử tri Pháp khó có thể bỏ phiếu bầu lại cho ông.
Ông F.Hollande thắng cử trước hết nhờ tâm trạng muốn có thay đổi và mất lòng tin của dân Pháp vào ông N.Sarkozy. Nước Pháp có tổng thống mới, nhưng những vấn đề cần được giải quyết vẫn như cũ. Ông F.Hollande tiếp nhận vai trò lãnh đạo nước Pháp trong thời buổi và hoàn cảnh rất khó khăn. Không để cử tri thất vọng sẽ là thách thức lớn nhất đối với vị tổng thống mới. Những cam kết tranh cử của ông F.Hollande nghe hợp ý cử tri, nhưng cũng chưa biết sẽ khả thi đến đâu.
Tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cam kết sẽ cân bằng ngân sách nhà nước vào năm 2007 - có nghĩa là đúng vào thời điểm bầu cử tổng thống lần tới, mà không cần phải thực thi chính sách tiết kiệm ngặt nghèo, tiến hành cải cách thuế theo hướng người giàu và thu nhập cao chịu mức thuế cao, tạo ra thêm 60.000 biên chế mới trong ngành giáo dục, tạo ra 150.000 chỗ làm việc mới trong bộ máy nhà nước cho thanh niên và chỗ ở cho 40.000 sinh viên, hạ mức tuổi về hưu từ 62 xuống 60.
Ông F. Hollande cũng tuyên bố sẽ đàm phán lại gói cứu trợ của EU dành cho các nước thành viên bị khủng hoảng tài chính và nợ công để bổ sung những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đòi EU phải chấp nhân san sẻ gánh nặng về nợ công của các thành viên.
Nhiều thành viên EU, đặc biệt là Đức, lo ngại chính vì điều này. Thắng cử của ông F.Hollande ở Pháp còn được xem như thất bại của Thủ tướng Đức Angela Merkel bởi cùng với kết quả bầu cử nghị viện ở Hy lạp, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp đã làm chấn động cả EU và mở đường cho những điều chỉnh mới trong chiến lược và đường lối chính sách của cả EU./.
Ứng cử viên Francois Hollande vẫy chào hàng chục nghìn người ủng hộ trong quảng trường Bastille ở thủ đô Paris vào tối 6-5-2012 |
Việc ông F.Hollande thắng cử trước hết bởi cử tri Pháp muốn “trừng phạt” ông Sarkozy khi không thực hiện những cam kết tác động thiết thực nhất tới đời sống của người dân như giảm thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, cân bằng ngân sách nhà nước, giảm nợ công.... mà ông đã đưa ra lúc tranh cử. Điều này đã khiến những thành quả đối ngoại của ông N.Sarkozy gần như không có tác động đáng kể gì tới tâm lý của người dân ở nước Pháp.
Trong 5 năm cầm quyền vừa qua của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, nợ công của nước Pháp tăng hơn 500 tỉ euro (từ 1.211 tỉ lên 1.717 tỉ euro); mực độ nợ công tăng từ 64,2% lên tới 85,8% GDP; mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 2,7% năm 2007 lên 7,5% năm 2009 và giảm xuống còn 5,2% năm 2011; thu nhập của người dân tăng trung bình 1,3% hằng năm trong thời gian 2001-2006 đã giảm đi hơn một nửa; số người thất nghiệp tăng hơn một triệu người, đạt tỷ lệ gần 10%; tỷ trọng xuất khẩu của Pháp trong thương mại thế giới giảm từ 4,1% xuống còn 3,2%; thâm hụt cán cân thương mại đạt mức kỷ lục cuối năm 2011 với hơn 70 tỉ euro. Với những kết quả trên, cử tri Pháp khó có thể bỏ phiếu bầu lại cho ông.
Ông F.Hollande thắng cử trước hết nhờ tâm trạng muốn có thay đổi và mất lòng tin của dân Pháp vào ông N.Sarkozy. Nước Pháp có tổng thống mới, nhưng những vấn đề cần được giải quyết vẫn như cũ. Ông F.Hollande tiếp nhận vai trò lãnh đạo nước Pháp trong thời buổi và hoàn cảnh rất khó khăn. Không để cử tri thất vọng sẽ là thách thức lớn nhất đối với vị tổng thống mới. Những cam kết tranh cử của ông F.Hollande nghe hợp ý cử tri, nhưng cũng chưa biết sẽ khả thi đến đâu.
Tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cam kết sẽ cân bằng ngân sách nhà nước vào năm 2007 - có nghĩa là đúng vào thời điểm bầu cử tổng thống lần tới, mà không cần phải thực thi chính sách tiết kiệm ngặt nghèo, tiến hành cải cách thuế theo hướng người giàu và thu nhập cao chịu mức thuế cao, tạo ra thêm 60.000 biên chế mới trong ngành giáo dục, tạo ra 150.000 chỗ làm việc mới trong bộ máy nhà nước cho thanh niên và chỗ ở cho 40.000 sinh viên, hạ mức tuổi về hưu từ 62 xuống 60.
Ông F. Hollande cũng tuyên bố sẽ đàm phán lại gói cứu trợ của EU dành cho các nước thành viên bị khủng hoảng tài chính và nợ công để bổ sung những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đòi EU phải chấp nhân san sẻ gánh nặng về nợ công của các thành viên.
Nhiều thành viên EU, đặc biệt là Đức, lo ngại chính vì điều này. Thắng cử của ông F.Hollande ở Pháp còn được xem như thất bại của Thủ tướng Đức Angela Merkel bởi cùng với kết quả bầu cử nghị viện ở Hy lạp, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp đã làm chấn động cả EU và mở đường cho những điều chỉnh mới trong chiến lược và đường lối chính sách của cả EU./.
V.Putin - Con người thay đổi nước Nga (phần V)  (07/05/2012)
ASEAN-EU nâng quan hệ lên tầm cao mới  (07/05/2012)
Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI  (07/05/2012)
Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước  (07/05/2012)
Bài học mẫu mực về cách vận dụng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trong hoàn cảnh chiến đấu  (07/05/2012)
V.Putin - Con người thay đổi nước Nga (phần IV)  (07/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển