Huyện Yên Khánh quyết tâm phấn đấu trở thành huyện giàu đẹp
17:26, ngày 14-03-2012
Yên Khánh là huyện giàu truyền thống cách mạng, nơi cách đây 53 năm từng được đón Bác Hồ về thăm. Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương anh hùng, những năm qua, đặc biệt là sau chia tách huyện đến nay, Yên Khánh đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận.
Phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVDKT.Ư Đảng, TVTU, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh về sự nỗ lực vươn lên của huyện thời gian qua cũng như phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới để xây dựng Yên Khánh ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống quê hương anh hùng.
Phóng viên (P.V): Phát huy tinh thần của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Khánh đã viết tiếp trang sử của quê hương trong thời kỳ đổi mới và phát triển như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Năm 1992, Ninh Bình được tái lập, đánh dấu một bước trong sự phát triển của tỉnh nhà. 2 năm sau, huyện Yên Khánh cũng được tái lập, bên cạnh niềm phấn khởi trước vận hội mới, Đảng bộ và nhân dân trong huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Trong bối cảnh đó, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện nhận thức đúng đắn những thuận lợi, khó khăn của huyện mới tái lập, đã tăng cường đoàn kết, nêu cao truyền thống cách mạng, phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, ra sức phấn đấu giành được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Nét nổi bật là huyện đã phát huy và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, thu hút được các dự án đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, liên tục 18 năm qua, kinh tế của huyện tăng trưởng khá, bình quân mỗi năm trên 10%.
Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, với truyền thống cần cù, sáng tạo và tích cực tiếp thu tiến bộ KHKT, từ sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc, đến nay, Yên Khánh đã phá được thế độc canh cây lúa, đưa nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2011, giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác đạt 110 triệu đồng, tăng 6,1 lần so với năm 1994.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, huyện cũng tập trung khai thác các nguồn lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khu Công nghiệp Khánh Phú với diện tích 334 ha đã thu hút 22 dự án đầu tư, với tổng số vốn trên 17.460 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề tiếp tục được duy trì và mở rộng với các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm, nghề thêu, mây tre đan, cói, nứa chắp... Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2011 của huyện đã đạt 940 tỷ đồng.
Xác định hạ tầng phải đi trước, trong những năm qua, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Yên Khánh đã tập trung khơi dậy mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển, do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến nay, 92% đường giao thông nông thôn đã được bê tông và rải nhựa; 75% kênh mương được kiên cố hóa; 91% hộ gia đình được dùng nước sạch hợp vệ sinh…
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo, phát triển toàn diện cả quy mô và chất lượng. Đề án xây dựng làng, xóm, phố văn hoá được triển khai thực hiện có hiệu quả, toàn huyện có 87% gia đình văn hoá, 209/268 thôn, xóm, phố có nhà văn hoá, 82% cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa. Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo và thực hiện, các chính sách xã hội được chú trọng và đạt kết quả tốt. Đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 10 lần so với khi tái lập.
Cùng với đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền từ huyện đến cơ sở được tập trung chỉ đạo, trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, hướng về cơ sở, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong 18 năm qua, Đảng bộ, quân và dân Yên Khánh vinh dự, tự hào được Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Anh hùng LLVT nhân dân; Huân chương Lao động hạng Nhất và Nhì.
P.V: Cùng với những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, huyện Yên Khánh còn được biết đến là một địa phương dẫn đầu trong tỉnh về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xin đồng chí cho biết rõ hơn về điều này?
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Xác định sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh của địa phương, Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao.
Để làm được điều đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các xã tiến hành quy hoạch gọn vùng, gọn thửa, hỗ trợ đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương chủ động được tưới, tiêu thực hiện mô hình luân canh 3 vụ. Đồng thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người nông dân như: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giới thiệu các mô hình mới đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao vào sản xuất và đẩy mạnh liên kết “4 nhà”...
Đặc biệt, Yên Khánh đã triển khai thực hiện tốt chương trình phát triển lúa chất lượng cao quy mô từ 6.000 - 7.000 ha/năm và xây dựng “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa hàng hoá với quy mô 700 ha tại 7 xã Khánh Hải, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Nhạc, Khánh Hội, Khánh Mậu và Khánh Thuỷ. Ngoài ra, huyện còn tập trung xây dựng các vùng chuyên canh rau, củ, quả sạch cung cấp cho thị trường thành phố Ninh Bình và các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn. Đến nay, huyện cơ bản đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập bình quân đạt 110 triệu đồng trên mỗi ha canh tác, nhiều sản phẩm nông nghiệp như: gạo, lạc, rau xanh, thịt, nấm… được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, huyện còn tạo mọi điều kiện khuyến khích nghề sản xuất và chế biến nấm phát triển thông qua việc hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ kinh phí xây mới lò hấp, lò sấy gắn với tổ chức các điểm thu mua, chế biến nấm. Hiện nay, toàn huyện đã có trên 200 hộ và tổ hợp tác sản xuất nấm với tổng sản lượng nấm thương phẩm hàng năm đạt từ 2.000-2.500 tấn, cho giá trị trên 38 tỷ đồng.
Đánh giá đúng vai trò và tiềm năng của loại hình kinh tế trang trại, Yên Khánh còn thực hiện nhiều biện pháp “kích cầu” thông qua thực hiện dự án hỗ trợ sind hoá đàn bò, xây dựng mô hình nuôi gà sinh học, ếch Thái Lan, hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh, chuyển đổi diện tích ruộng trũng, thùng đào, thùng đấu sang mô hình lúa + cá và trang trại tổng hợp…
Ngoài ra, hàng năm, huyện còn đề ra chỉ tiêu về tăng các mô hình làm kinh tế giỏi trong sản xuất nông nghiệp nhằm nhân rộng trong toàn huyện. Nhờ đó, đến nay huyện đã có 155 trang trại, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi theo hướng công nghiệp, nhiều trang trại cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Con số đó đã khẳng định sức lao động sáng tạo, bền bỉ và hiệu quả của người nông dân Yên Khánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
P.V: Thưa đồng chí, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, TDTT được huyện chú trọng như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Cùng với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa, giáo dục, TDTT được huyện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Từ khi tái lập, Yên Khánh luôn quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, nền giáo dục đào tạo Yên Khánh đã có bước phát triển đồng bộ, vững chắc, khẳng định vị trí tốp đầu trong ngành giáo dục toàn tỉnh.
Phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia phát triển mạnh, đến nay 100% trường tiểu học, 13/20 trường THCS, 12/20 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Các phong trào khuyến học, khuyến tài, thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đẩy mạnh, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Số lượng học sinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng, năm học 2010-2011, toàn huyện có 63,3% học sinh tốt nghiệp THPT công lập thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học, riêng trường THPT Yên Khánh A, đạt 96,85% là trường đứng đầu hệ thống trường THPT khu vực nông thôn trong cả nước, được tặng “Biểu tượng vàng nguồn nhân lực Việt Nam” lần thứ nhất năm 2011.
Bên cạnh đó, các phong trào văn hóa - văn nghệ, TDTT được huyện quan tâm chỉ đạo thông qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xã hội hóa văn hóa, văn nghệ với nhiều hình thức phong phú nhằm không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân.
Đến nay, toàn huyện có 69 câu lạc bộ hát chèo và nghệ thuật, nhiều địa phương như xã Khánh Cường, Khánh Thành, 100% các thôn, xóm đều có các câu lạc bộ chèo tổ chức sinh hoạt, đều đặn góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh, cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập thể dục thể thao, điểm vui chơi cho trẻ em được đầu tư mở rộng, số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 28%.
P.V: Sau 18 năm tái lập huyện, Yên Khánh đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Xin đồng chí cho biết, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới để xây dựng quê hương Yên Khánh ngày càng giàu đẹp?
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Tự hào về những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ, quân và dân Yên Khánh cũng nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh quang là phải ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới để phát huy truyền thống anh hùng, tạo thế và lực mới xây dựng quê hương Yên Khánh giàu đẹp, văn minh.
Để làm được điều đó, Đảng bộ và nhân dân trong huyện sẽ kế thừa và phát huy những thành tích và kinh nghiệm quý báu trong 18 năm qua, động viên tinh thần cách mạng, khơi dậy tài năng và trí tuệ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tận dụng thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, thu hút và huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, trước mắt tập trung phát triển vùng lúa giống chất lượng cao, xây dựng cánh đồng mẫu, đẩy mạnh sản xuất vụ đông hình thành các vùng chuyên canh rau, củ, quả; mở rộng mô hình sản xuất nấm, mô hình trang trại gắn với ưu tiên thu hút các dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các tổ hợp TTCN, dịch vụ phát triển. Huy động mọi nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt coi trong việc phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân, coi cộng đồng dân cư là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới; giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo phương châm dạy chữ, dạy người, dạy nghề, giữ vững vị trí tốp đầu về giáo dục- đào tạo của tỉnh. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trước hết là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp, phát huy vai trò MTTQ và các đoàn thể, làm tốt công tác vận động quần chúng tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng quê hương Yên Khánh vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng, đẹp về nếp sống văn hoá, xứng đáng với truyền thống của quê hương anh hùng./.
Kết hợp khai thác hành lang kinh tế Đông - Tây với phát triển kinh tế biển ở vùng phía Đông, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững  (14/03/2012)
Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội  (14/03/2012)
Trung gian hòa giải không kết quả ở Syria  (14/03/2012)
Trung Quốc bế mạc kỳ họp Chính Hiệp toàn quốc  (14/03/2012)
Tìm giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long  (14/03/2012)
Dân chủ càng được đề cao thì dân sinh càng được nhấn mạnh  (14/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển