Tranh cử và tuyên cáo chính sách
TCCSĐT - Hai tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga, đương kim Thủ tướng và cũng là ứng cử viên Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã tuyên cáo một trong những ý tưởng, chính sách được dư luận ở cả trong lẫn ngoài nước Nga đặc biệt quan tâm.
Nếu không có gì đột biến trong những ngày tới thì việc ông V.Putin thắng cử và lại trở thành Tổng thống Nga gần như đã được xác định. Vì thế, những thể hiện quan điểm của ông V.Putin trong thời gian gần đây qua các phát biểu hay các bài viết đăng trên tờ báo Rossiskaja Gazeta đều vừa phục vụ mục đích tranh cử lại vừa là sự chuẩn bị dư luận cho đường lối chính sách thực hiện sau khi trở lại cầm quyền.
Thủ tướng V.Putin tuyên cáo sẽ tăng đáng kể ngân sách cho quốc phòng, quân đội và dự định chi 23.000 tỉ rúp (tương đương gần 600 tỉ euro) cho tới năm 2020 để chế tạo 400 tên lửa đạn đạo, 600 máy bay chiến đấu phản lực hiện đại, 2.300 xe tăng, 20 tàu ngầm. Thủ tướng Nga V.Putin nhấn mạnh rằng "an ninh của chúng ta chỉ có thể được bảo đảm khi đất nước thật sự vững mạnh" và cam kết sẽ không để "lặp lại thảm kịch năm 1941". Không loại trừ khả năng sử dụng quân đội để bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, Thủ tướng V.Putin chủ trương phát triển quân đội Nga trở nên chuyên nghiệp hơn và đa năng hơn. Ông tuyên bố, trong việc giải quyết những xung đột và tranh chấp, nước Nga không chỉ dựa vào các biện pháp ngoại giao và kinh tế.
Tuyên cáo chính sách này là thông điệp của Thủ tướng V.Putin gửi tới cử tri Nga, đồng thời gửi tới những đối tác bên ngoài. Bởi mục tiêu mà Thủ tướng Nga V.Putin theo đuổi không chỉ đơn thuần là bảo đảm an ninh quốc gia, mà còn tăng cường vị thế và vai trò của Nga trên chính trường quốc tế.
Dư luận đặc biệt lưu tâm đến tuyên bố này của Thủ tướng V.Putin vì nó báo hiệu mức độ tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất ở Nga kể từ sau khi Liên Xô tan rã, ngay vào thời điểm Mỹ và các thành viên NATO đều buộc phải cắt giảm ngân sách quốc phòng của mình. Sự quan tâm đặc biệt này cũng bởi dự định tăng ngân sách quốc phòng của Thủ tướng V.Putin phục vụ cho 3 mục tiêu chiến lược của Nga về chính trị - an ninh là duy trì tiềm lực chiến lược về hạt nhân, hiện đại hóa quân đội và vũ khí thông thường cũng như phục hồi và phát triển nền công nghiệp quân sự của Nga.
Những chi tiêu này sẽ là gánh nặng tài chính đáng kể đối với Nga và tính khả thi của chúng cũng còn phụ thuộc vào thành tựu phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ của Nga trong thời gian tới. Nhưng xem ra cử tri Nga sẵn sàng chấp nhận và ông V.Putin có thừa quyết tâm cũng như bản lĩnh để thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống tới. Đương nhiên, mối quan hệ của Nga với Mỹ và NATO sẽ không thể không chịu tác động và ảnh hưởng. Chưa chính thức trở lại cầm quyền song ông V.Putin đã khiến các đối tác có lý do chính đáng để lo ngại và tính dần những đối sách thích hợp./.
Những đồng tiền cay đắng  (24/02/2012)
CPI tháng 2-2012 tăng thấp trong 10 năm lại đây  (24/02/2012)
Tập trung thực hiện những quyết sách của Đảng về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tình hình hiện nay  (24/02/2012)
Quảng Ninh cần huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại  (24/02/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên