Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 9-1-2012 đến ngày 15-1-2012)
00:14, ngày 17-01-2012
TCCSĐT - Ngày 10-1-2012, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết, Iran đã bắt đầu làm giàu urani ở mức 20% tại nhà máy Fordo dưới lòng đất ở thành phố Qom, Bắc Iran. Các nước trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng trước sự kiện này.
1. Pháp - Đức hội đàm đầu năm vì khủng hoảng Eurozone
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vẫn bất đồng vì các biện pháp giải cứu châu Âu |
Ngày 9-1-2012, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bước vào cuộc hội đàm song phương đầu tiên của năm 2012 tại Berlin, khai màn cho một tuần bàn luận về các biện pháp giúp ổn định cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kìm hãm sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong cuộc họp đầu năm này, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã bàn thảo về các kế hoạch áp dụng thuế giao dịch tài chính mới có tên “thuế Tobin” trong khu vực châu Âu. Đây là loại thuế giao dịch tài chính được đưa ra nhằm chống lại nạn đầu cơ tài chính và thu tiền từ những cá nhân và tổ chức giàu có. Tuy nhiên, các biện pháp của loại thuế giao dịch tài chính này lại khơi dậy nhiều tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu. Pháp cam kết sẽ áp dụng “thuế Tobin” tại Pháp, ngay cả khi các nước châu Âu khác có phản đối. Italia cũng nhất trí áp dụng loại thuế này, miễn sao đó là một phần trong nỗ lực giải cứu khủng hoảng nợ của toàn châu Âu. Trong khi đó, Đức tuy bày tỏ sự ủng hộ “thuế Tobin” về mặt lý thuyết nhưng lại muốn trì hoãn lời kêu gọi của hai nước trên. Còn Anh thì một mực phản đối việc áp dụng “thuế Tobin”, vì lo sợ sẽ gây thiệt hại cho Luân Đôn, trung tâm tài chính của toàn cầu. Ngoài các biện pháp của “thuế Tobin”, tại cuộc họp này, hai nhà lãnh đạo hàng đầu của châu Âu còn thảo luận về “hiệp ước tài chính” mà hai bên đã thống nhất trong một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 12 năm ngoái. Theo đó, cần có một hiệp ước châu Âu mới giữa 27 thành viên Liên minh châu Âu, nếu không là giữa 17 nền kinh tế thành viên Eurozone.
2. Thế giới trước tin Iran làm giàu urani ở mức 20%
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi (phải): Nhật Bản sẽ có các bước đi cụ thể để giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ của Iran |
Ngày 10-1-2012, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết, Iran đã bắt đầu làm giàu urani ở mức 20% tại nhà máy Fordo dưới lòng đất ở thành phố Qom, Bắc Iran. Trong phản ứng mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland cho rằng, việc Iran làm giàu urani tới 20% là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vì vậy, Mỹ một lần nữa kêu gọi Iran ngừng các hoạt động làm giàu hạt nhân, hợp tác đầy đủ với IAEA và tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an cũng như của IAEA. Pháp cũng lên án hành động làm giàu urani của Iran, coi đây là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Anh William Hague cũng bày tỏ thất vọng về quyết định khởi động chương trình làm giàu urani của Iran. Ngày 11-1, sau khi gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tại thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi cho biết, Nhật Bản sẽ có các bước đi cụ thể để giảm phụ thuộc vào nguồn dầu lửa của Iran. Về phần mình, Iran đã chính thức xác nhận việc nước này bắt đầu làm giàu urani tại một nhà máy ngầm dưới lòng đất ở cơ sở hạt nhân Fordo, đồng thời khẳng định toàn bộ nguyên liệu nguyên tử tại cơ sở này đều nằm dưới sự giám sát của IAEA. Mặc dù Iran vẫn khẳng định, urani được làm giàu là cần thiết trong quá trình sản xuất chất đồng vị để điều trị các bệnh ung thư, song theo các nhà phân tích, làm giàu urani tới mức 20% là một bước quan trọng để tiến đến làm giàu urani phục vụ sản xuất vũ khí hạt nhân. Các quan chức ngoại giao ngày 13-1-2012 cho biết, Iran đã đồng ý cho phép các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc thực hiện chuyến thăm tới Iran trong nỗ lực nhằm loại bỏ những cáo buộc liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân được cho là bí mật của nước này.
3. Venezuela và Iran ký một loạt thỏa thuận hợp tác
Ngày 10-1-2012, Tổng thống Iran Mahumd Ahmadinejad, đang thăm chính thức Venezuela, và người đồng cấp nước chủ nhà Hugo Chavez đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, khoa học - công nghệ và chính trị. Mục tiêu của các thỏa thuận công nghiệp là thành lập một nhóm làm việc hỗn hợp gồm 4 thành viên của mỗi bên nhằm phối hợp và theo dõi quá trình hỗ trợ kinh tế và sản xuất, cũng như đưa ra một kế hoạch làm việc chung để xác định và đánh giá sự cần thiết, khả năng và tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Về khoa học - công nghệ, hai bên sẽ tăng cường hợp tác dựa trên các chương trình giáo dục và đào tạo công nghệ nano, theo đó hai bên sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề và các khóa đào tạo và trao đổi giáo viên, nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh. Năm 2009, Caracas và Tehran đã ký các thỏa thuận kinh tế trị giá 5 tỉ USD, theo đó Iran giúp Venezuela sản xuất xi măng, vệ tinh, lương thực, máy nông nghiệp và xe đạp... Venezuela là chặng dừng chân đầu tiên của Tổng thống Ahmadinejad trong chuyến công du Mỹ Latinh kéo dài 5 ngày trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang gia tăng sức ép cũng như biện pháp trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Sau Venezuela, nhà lãnh đạo Iran thăm Nicaragua, Cuba và Ecuador. Tehran đã ký hơn 100 thỏa thuận với các đối tác Mỹ Latinh trên các lĩnh vực như dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp, quân sự, khai mỏ, tài chính, y tế và xây dựng.
4. Algeria giữ chức Chủ tịch G77 năm 2012
Ngày 11-1-2012, phát biểu tại buổi lễ bàn giao chức Chủ tịch G77 từ Đại sứ Argentina Jorge Argüello cho Đại sứ Mourad Benmehidi của Algeria tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho rằng, bảo đảm môi trường là ưu tiên cơ bản của tiến trình hội nghị Rio+20, dự kiến diễn ra tháng 6-2012, nhằm vạch ra tiến trình hướng tới một thế giới bình đẳng và bền vững hơn. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, Liên hợp quốc phải kiên quyết hành động và G77 sẽ đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm huy động quyết tâm chính trị để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Ông Ban Ki-moon cũng đề nghị G77 và Trung Quốc nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra đến năm 2015. Tiếp đó, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser cũng chỉ rõ G77 và Trung Quốc cần phối hợp hành động hơn nữa để thực hiện thành công chương trình của hội nghị Rio+20. Ông N.Al-Nasser tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Algeria tại hội nghị Rio+20, các cuộc đàm phán sẽ thành công tốt đẹp với một tầm nhìn mới dựa trên chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cũng như giải quyết các thách thức mới đang nổi lên.
4. Algeria giữ chức Chủ tịch G77 năm 2012
Ngày 11-1-2012, phát biểu tại buổi lễ bàn giao chức Chủ tịch G77 từ Đại sứ Argentina Jorge Argüello cho Đại sứ Mourad Benmehidi của Algeria tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho rằng, bảo đảm môi trường là ưu tiên cơ bản của tiến trình hội nghị Rio+20, dự kiến diễn ra tháng 6-2012, nhằm vạch ra tiến trình hướng tới một thế giới bình đẳng và bền vững hơn. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, Liên hợp quốc phải kiên quyết hành động và G77 sẽ đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm huy động quyết tâm chính trị để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Ông Ban Ki-moon cũng đề nghị G77 và Trung Quốc nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra đến năm 2015. Tiếp đó, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser cũng chỉ rõ G77 và Trung Quốc cần phối hợp hành động hơn nữa để thực hiện thành công chương trình của hội nghị Rio+20. Ông N.Al-Nasser tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Algeria tại hội nghị Rio+20, các cuộc đàm phán sẽ thành công tốt đẹp với một tầm nhìn mới dựa trên chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cũng như giải quyết các thách thức mới đang nổi lên.
5. Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Ngày 11-1-2012, Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với chủ đề “ASEAN: Một cộng đồng, một vận mệnh” đã bế mạc tại Siem Reap của Campuchia. Tại Hội nghị, nước Chủ tịch ASEAN 2012 Campuchia đã đề xuất và được Hội nghị tán thành các ưu tiên và trọng tâm của ASEAN trong năm, tập trung vào đẩy nhanh nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển; thúc đẩy đoàn kết trong Hiệp hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại của ASEAN. Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các Bộ trưởng nhất trí ASEAN cần đẩy mạnh triển khai các kết quả đã đạt được trong năm 2011, nhất là thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động và dự án hợp tác cụ thể trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác, chủ động định hướng, đề ra các sáng kiến và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực và trong các khuôn khổ như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), ARF… Về Biển Đông, các Bộ trưởng khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhất là trong năm 2012 kỷ niệm 10 năm DOC.
6. Hàn Quốc -Nhật Bản thảo luận nối lại đàm phán hạt nhân 6 bên
Ngày 12-1-2012, Trưởng đoàn đàm phán sáu bên Hàn Quốc Lim Seung-Nam và người đồng cấp Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã hội đàm tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Trọng tâm Hội đàm là việc nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và phối hợp chính sách đối với Triều Tiên. Hai quan chức đã thảo luận các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il qua đời hôm 17-12-2011. Hai bên cũng đã bàn về việc nối lại tiến trình đàm phán sáu bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản) đang rơi vào bế tắc sau khi Bình Nhưỡng rời khỏi bàn đàm phán vào năm 2008. Cuộc gặp trên diễn ra trước thềm cuộc đàm phán ba bên dự kiến diễn ra tại Washington vào ngày 17-1 tới đây giữa Trưởng đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản và ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
7. Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương 20
Ngày 12-1-2012, Hội nghị thường niên lần thứ 20 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF) đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Trong Tuyên bố Tokyo mới, các đại biểu tham dự APPF-20 đã khẳng định cam kết “thúc đẩy sự hợp tác mở và không phân biệt theo 7 nguyên tắc chi phối quan hệ giữa các nước châu Á - Thái Bình Dương được đề cập trong Tuyên bố Vancouver và theo Hiến chương vùng lòng chảo Thái Bình Dương được đề cập trong Tuyên bố Valparaiso; tôn trọng các giá trị chung là hòa bình khu vực, tự do, dân chủ và các quyền cơ bản của con người; tôn trọng và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực quốc tế khác”. Tại APPF-20, các đại biểu đã thông qua dự thảo sửa đổi các quy tắc về thủ tục của APPF do nước chủ nhà Nhật Bản soạn thảo nhằm đưa ra các đề xuất cụ thể cho việc cải cách APPF. Cùng với Tuyên bố Tokyo mới, tại Hội nghị này, các đại biểu cũng thông qua 13 nghị quyết, trong đó đáng chú ý có nghị quyết về việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục và nhân dân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nghị quyết về tăng cường hòa bình và an ninh trong khu vực, nghị quyết về hợp tác phòng chống thiên tai và các nghị quyết về bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và an toàn hạt nhân. Ông Takahiro Yokomichi, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, đồng Chủ tịch APPF-20, cho biết, trong gần 20 năm qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phải đối phó với rất nhiều khó khăn và thách thức, như cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á trong những thập niên 90 của thế kỷ trước, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau “cú sốc Lehman Brothers” năm 2008, những thay đổi trong hệ thống an ninh quốc tế sau Chiến tranh lạnh, cuộc chiến chống khủng bố và hàng loạt thảm họa thiên tai trên diện rộng. Tuy nhiên, trong quá trình đó, các nước trong khu vực đã đoàn kết để vượt qua mọi thách thức.
8. Hội nghị Hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Ngày 13-1-2012, kết thúc Hội nghị Hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, các nước trong khu vực đã nhất trí chiến lược toàn diện tăng cường một cách có hệ thống an ninh hành khách và hàng hóa trong vận tải hàng không trên toàn khu vực. Mười bốn nước châu Á - Thái Bình Dương cam kết tăng cường các sáng kiến về an ninh hàng không và bảo vệ vận tải hàng không dân dụng toàn khu vực trong một sáng kiến chung toàn cầu nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa mới đang nổi lên đối với ngành hàng không dân dụng thế giới. Để bảo đảm an ninh hàng không quốc gia, khu vực và toàn cầu ngày càng được cải thiện, các nước cam kết sẽ đẩy mạnh công khai các kết quả thanh tra an ninh, chia sẻ rộng rãi các dữ liệu an ninh hàng không, tăng cường hợp tác an ninh hàng không, thúc đẩy quan hệ đối tác hiệu quả với các nhà hoạch định chính sách hàng không và ngành công nghiệp hàng không. Các hành động tập thể được thỏa thuận bao gồm trợ giúp nhau nâng cao năng lực và tăng cường hệ thống an ninh hàng không quốc gia, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hải quan, biên phòng và các cơ quan chức năng khác để tăng cường hệ thống dây chuyền cung cấp toàn cầu đối với hàng hóa vận tải hàng không, thực hiện các biện pháp an ninh bền vững để bảo đảm an toàn cao nhất cho hành khách và các tiện nghi vận tải hàng hóa hàng không.
9. ASEAN - Trung Quốc họp lần 4 về thực hiện DOC
Ngày 14-1-2012, cuộc họp lần thứ 4 các Quan chức cao cấp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc (SOM) về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra tại Bắc Kinh. Tại cuộc họp lần này, các bên đã bàn những vấn đề chính như kiểm điểm thực hiện DOC; trao đổi các biện pháp thực hiện bản Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC và lịch trình hoạt động của SOM và Nhóm công tác chung năm 2012. Các bên đều nhấn mạnh các nguyên tắc đã được đề ra trong Tuyên bố DOC, đặc biệt là việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); tiếp tục đối thoại xây dựng lòng tin. Kiểm điểm việc thực hiện Tuyên bố DOC, cuộc họp đã nhấn mạnh các bên cần nỗ lực hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết và quy định đã được đề ra trong DOC, không làm gì phức tạp thêm tình hình, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS 1982, đồng thời bàn bạc để triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin theo các nguyên tắc đã được đề ra trong Quy tắc hướng dẫn triển khai Tuyên bố DOC đã được thông qua tháng 7-2011. Trên cơ sở đó, cuộc họp nhấn mạnh cơ chế bảo đảm thực hiện Tuyên bố DOC, thông qua nâng cao hiệu quả và vai trò của cơ chế họp SOM ASEAN - Trung Quốc và Nhóm công tác chung; xem xét các đề nghị tổ chức một số hội thảo chuyên đề về chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và xây dựng lòng tin liên quan đến bảo đảm môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ rủi ro và nghiên cứu hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học... như là những biện pháp xây dựng lòng tin.
8. Hội nghị Hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Ngày 13-1-2012, kết thúc Hội nghị Hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, các nước trong khu vực đã nhất trí chiến lược toàn diện tăng cường một cách có hệ thống an ninh hành khách và hàng hóa trong vận tải hàng không trên toàn khu vực. Mười bốn nước châu Á - Thái Bình Dương cam kết tăng cường các sáng kiến về an ninh hàng không và bảo vệ vận tải hàng không dân dụng toàn khu vực trong một sáng kiến chung toàn cầu nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa mới đang nổi lên đối với ngành hàng không dân dụng thế giới. Để bảo đảm an ninh hàng không quốc gia, khu vực và toàn cầu ngày càng được cải thiện, các nước cam kết sẽ đẩy mạnh công khai các kết quả thanh tra an ninh, chia sẻ rộng rãi các dữ liệu an ninh hàng không, tăng cường hợp tác an ninh hàng không, thúc đẩy quan hệ đối tác hiệu quả với các nhà hoạch định chính sách hàng không và ngành công nghiệp hàng không. Các hành động tập thể được thỏa thuận bao gồm trợ giúp nhau nâng cao năng lực và tăng cường hệ thống an ninh hàng không quốc gia, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hải quan, biên phòng và các cơ quan chức năng khác để tăng cường hệ thống dây chuyền cung cấp toàn cầu đối với hàng hóa vận tải hàng không, thực hiện các biện pháp an ninh bền vững để bảo đảm an toàn cao nhất cho hành khách và các tiện nghi vận tải hàng hóa hàng không.
9. ASEAN - Trung Quốc họp lần 4 về thực hiện DOC
Ngày 14-1-2012, cuộc họp lần thứ 4 các Quan chức cao cấp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc (SOM) về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra tại Bắc Kinh. Tại cuộc họp lần này, các bên đã bàn những vấn đề chính như kiểm điểm thực hiện DOC; trao đổi các biện pháp thực hiện bản Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC và lịch trình hoạt động của SOM và Nhóm công tác chung năm 2012. Các bên đều nhấn mạnh các nguyên tắc đã được đề ra trong Tuyên bố DOC, đặc biệt là việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); tiếp tục đối thoại xây dựng lòng tin. Kiểm điểm việc thực hiện Tuyên bố DOC, cuộc họp đã nhấn mạnh các bên cần nỗ lực hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết và quy định đã được đề ra trong DOC, không làm gì phức tạp thêm tình hình, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS 1982, đồng thời bàn bạc để triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin theo các nguyên tắc đã được đề ra trong Quy tắc hướng dẫn triển khai Tuyên bố DOC đã được thông qua tháng 7-2011. Trên cơ sở đó, cuộc họp nhấn mạnh cơ chế bảo đảm thực hiện Tuyên bố DOC, thông qua nâng cao hiệu quả và vai trò của cơ chế họp SOM ASEAN - Trung Quốc và Nhóm công tác chung; xem xét các đề nghị tổ chức một số hội thảo chuyên đề về chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và xây dựng lòng tin liên quan đến bảo đảm môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ rủi ro và nghiên cứu hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học... như là những biện pháp xây dựng lòng tin.
10. Pakistan nối đàm phán với Afghanistan về Taliban
Ngày 15-1-2012, Afghanistan cho biết, Pakistan đã đề nghị nước này nối lại các cuộc đàm phán về Taliban vốn đổ vỡ sau vụ ám sát phái viên hòa bình hàng đầu của Kabul. Ông Esmael Qasimyar, quan chức cấp cao của Hội đồng Hòa bình Tối cao - do chính phủ Afghanistan bổ nhiệm, trả lời báo giới cho biết: "Sau khi Pakistan bày tỏ sẵn sàng, chính phủ Afghanistan cũng đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán với Pakistan về Taliban". Trong khi đó, phát ngôn của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, ông Aimal Faizi bình luận: "Pakistan đóng vai trò quan trọng trong đàm phán vì ban lãnh đạo Taliban được cho là đang ẩn náu trong lãnh thổ Pakistan. Chúng tôi coi trọng mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan và hy vọng quan hệ này sẽ cải thiện, đồng thời hy vọng với sự trợ giúp của Pakistan, các cuộc đàm phán hòa bình sẽ được nối lại"./.
Phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam-Qatar  (17/01/2012)
Phát huy tình hữu nghị giữa hai nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên vì hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.  (17/01/2012)
Xây dựng đội ngũ cán bộ Văn phòng Quốc hội chuyên nghiệp  (16/01/2012)
Đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2012 có nhiều nét mới  (16/01/2012)
Xuân Quê hương 2012: Ấm áp nghĩa tình kiều bào xa Tổ quốc  (16/01/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay