Căng thẳng trong quan hệ Pháp - Thổ Nhĩ Kỳ
TCCSĐT - Ngày 22-12 vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua luật trừng phạt việc không công nhận vụ thảm sát người Armenia cách đây gần 100 năm là diệt chủng. Từ dự thảo luật đến cuộc tranh luận trong Quốc hội Pháp và việc thông qua luật đều khiến Thổ Nhĩ Kỳ bất bình đến mức hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao và dọa sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với Pháp.
Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay là quốc gia kế thừa về pháp lý Đế chế Osman trước đây. Trong thời gian từ 1915 đến 1917, quân đội của Đế chế Osman đã tiến hành nhiều vụ thảm sát và cưỡng bức di dân người Armenia. Ước tính đã có tới 1,5 triệu người Armenia bị sát hại. Đối với đa số các nhà nghiên cứu và sử học thì vụ việc này là diệt chủng. Nhưng đối với Thổ Nhĩ Kỳ thì đó chỉ là chuyện liên quan đến chiến tranh và số người chết chỉ vào khoảng 500.000 người.
Vì thế, bộ luật mới của Pháp động chạm tới cách hiểu chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ về lịch sử và tới một trong những điều mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là cấm kỵ từ bao lâu nay. Chuyện này bởi lẽ đó vẫn luôn là vấn đề rất nhạy cảm cả về đối nội lẫn đối ngoại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phản ứng quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ về bộ luật này của Pháp cũng có nguồn gốc và nguyên do ở đó.
Theo luật mới này, tất cả những ai ở Pháp không công nhận những vụ thảm sát mà Pháp chính thức coi là diệt chủng sẽ bị phạt 1 năm tù và phạt tiền 45.000 euro. Trong số những vụ mà Pháp công nhận là diệt chủng có vụ giết người Armenia cách đây gần 100 năm. Bộ luật trừng phạt này sẽ có hiệu lực sau khi được Thượng viện Pháp thông qua.
Trước khi Quốc hội Pháp biểu quyết, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã gửi thư tới Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cảnh báo về việc thông qua luật trừng phạt trên và coi đó là hành động thù địch với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Pháp. Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Cemil Cicek đã cảnh báo Pháp sẽ phải "trả giá đắt" cho việc thông qua luật này.
Ngay sau khi Quốc hội Pháp thông qua luật trừng phạt trên, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định triệu hồi đại sứ ở Pháp về nước, hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao, ngừng quan hệ hợp tác quân sự và tuyên bố sẽ xem xét áp dụng một số biện pháp trừng phạt Pháp. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố, các doanh nghiệp Pháp giờ có thể "quên đi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ".
Mối bất hoà giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chuyện này vốn đã có từ lâu, nhưng chưa bao giờ căng thẳng đến mức độ như vậy. Cả bộ luật của Pháp lẫn phản ứng như trên của Thổ Nhĩ Kỳ đều có tác động mạnh mẽ rất đáng kể tới quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Pháp, tới việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập EU và tới quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia./.
EU áp dụng thuế đối với khí thải CO2 trong ngành hàng không  (25/12/2011)
Chuyên đề cơ sở số 60 (12-2011)  (25/12/2011)
"Nông nghiệp là tiên phong trong giảm nhập siêu"  (25/12/2011)
IMF giữ mức lãi suất siêu thấp đối với nước nghèo  (25/12/2011)
Chủ tịch Raul: Kinh tế Cuba đang đi đúng hướng  (25/12/2011)
Thăm Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam dịp Noel  (24/12/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay