EU áp dụng thuế đối với khí thải CO2 trong ngành hàng không
18:22, ngày 25-12-2011
TCCSĐT - Ngày 21-12 vừa qua, Tòa án châu Âu đã bác bỏ khiếu kiện của Mỹ và chấp thuận quy định của EU buộc tất cả các hãng hàng không cất cánh và hạ cánh ở châu Âu phải nộp thuế về khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính kể từ ngày 1-1-2012.
Chính sách mua chứng chỉ khí thải CO2 của EU sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 4.000 hãng hàng không từ 150 quốc gia trên thế giới
|
Ý tốt của EU với chính sách này là giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Theo số liệu tính toán của EU, từ năm 1990 đến nay, khối lượng khí thải CO2 do ngành hàng không gây ra đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, những gì được EU coi là đóng góp tích cực vào việc bảo vệ khí hậu trái đất sẽ là gánh nặng tài chính mới đối với các hãng hàng không đến và cất cánh từ EU. Chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 4.000 hãng hàng không từ 150 quốc gia trên thế giới.
Theo chính sách mới, các hãng hàng không cất cánh và hạ cánh ở EU phải mua chứng chỉ cho 15% lượng khí thải mà máy bay của họ gây ra. Tỷ lệ này về sau có thể tăng lên. Nếu sử dụng không hết, họ có thể bán, nếu thiếu thì phải mua thêm - giống như mua hàng hóa trên thị trường. Như vậy, ngành hàng không chính thức tham gia cái gọi là "buôn bán lượng khí thải CO2" vốn cho tới nay chỉ áp dụng cho công nghiệp điện, dầu khí và luyện kim.
Bước đi này đã tác động trực tiếp tới quan hệ chính trị và thương mại của EU với các đối tác bên ngoài. Trước phán quyết này của Tòa án châu Âu, 26 quốc gia, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đã tập hợp thành một khối và cùng nhau đưa ra Tuyên bố phản đối bắt buộc mua chứng chỉ khí thải của EU.
Mỹ tỏ ra “bất bình” hơn cả vì phán quyết trên của Tòa án châu Âu đã đặt các hãng hàng không Mỹ vào phạm vi tài phán của Luật pháp EU. Cũng chính vì thế mà nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và EU cũng nhiều hơn. Mỹ đã dọa sẽ trả đũa còn Trung Quốc thì đề cập tới khả năng ưu tiên mua máy bay mới ở các hãng sản xuất khác ở ngoài EU. Không loại trừ khả năng Nga cũng áp dụng lệ phí cao hơn đối với máy bay của EU khi sử dụng không phận rộng lớn của Nga. Những biện pháp ấy đương nhiên sẽ có tác động bất lợi tới khả năng cạnh tranh của ngành hàng không trong EU.
Trong mọi trường hợp, việc áp dụng hình thức thuế gián tiếp này sẽ đưa lại thay đổi không nhỏ trong ngành hàng không trên thế giới và không loại trừ khả năng trở thành tiền lệ cho ngành giao thông vận tải trên biển và thậm chí cả đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU trong tương lai./.
Chuyên đề cơ sở số 60 (12-2011)  (25/12/2011)
"Nông nghiệp là tiên phong trong giảm nhập siêu"  (25/12/2011)
IMF giữ mức lãi suất siêu thấp đối với nước nghèo  (25/12/2011)
Chủ tịch Raul: Kinh tế Cuba đang đi đúng hướng  (25/12/2011)
Thăm Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam dịp Noel  (24/12/2011)
Chủ tịch nước tiếp Đại sứ đặc biệt Nhật-Việt Ryotaro  (24/12/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên