Mở rộng quan hệ hữu nghị song phương Việt - Trung
Theo ông Vương Gia Thụy, năm nay đánh dấu sự kiện 20 năm Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ. Hai mươi năm qua, dưới sự chỉ dẫn của “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt,” hai nước đã thiết lập và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Hai bên duy trì giao lưu cấp cao, tăng thêm lòng tin chính trị; thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi; cùng học tập, áp dụng những lý luận và kinh nghiệm lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước; tăng cường hợp tác, giao lưu cán bộ đảng và chính quyền; mở rộng hợp tác về văn hóa, giáo dục, quân sự, hành pháp; duy trì liên lạc và phối hợp trong những vấn đề lớn của khu vực và quốc tế.
Ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh, do Trung Quốc và Việt Nam có chế độ xã hội giống nhau, con đường phát triển cũng tương tự nhau nên quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước phát triển ổn định, lành mạnh, cùng phát triển và chấn hưng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 10 vừa qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cùng với Tổng Bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng về việc nâng cao lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, xử lý thỏa đáng bất đồng.
Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn nhìn nhận quan hệ Trung - Việt từ tầm cao chiến lược và lâu dài, nguyện cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác toàn diện, bảo vệ tốt, củng cố tốt, phát triển tốt quan hệ Trung - Việt mà các thế hệ lãnh đạo lão thành hai nước đã xây dựng và dày công vun đắp.
Tiếp nối tinh thần ấy, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến 22-12. Đây là hoạt động giao lưu cấp cao quan trọng của hai Đảng, hai Nhà nước sau chuyến thăm Trung Quốc thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong thời gian ở thăm, ông Tập Cận Bình sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; đi sâu trao đổi ý kiến về tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và những vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Trung Quốc tin tưởng với sự nỗ lực chung của hai bên cũng như sự quan tâm cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam, chuyến thăm sẽ giúp tăng cường hơn nữa lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nâng cao tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đẩy mạnh quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo hướng phát triển ổn định, lành mạnh, thực chất, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Cũng theo ông Vương Gia Thụy, hợp tác giao lưu giữa hai Đảng là bộ phận quan trọng trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Việt, phát huy vai trò tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định, củng cố địa vị cầm quyền của hai Đảng và thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở hai nước.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và hai nước đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu cải cách phát triển ở mỗi nước, hai Đảng cần tiếp tục tăng cường hợp tác giao lưu để nắm chắc cơ hội và đối phó với thách thức.
Trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai Đảng cũng đã ký kết Kế hoạch hợp tác. Theo đó, hai bên thỏa thuận tiếp tục nâng cao nhất trí chiến lược; tăng cường giao lưu cấp cao; đưa hoạt động thảo luận, giao lưu kinh nghiệm lãnh đạo đi vào chiều sâu; mở rộng giao lưu, hợp tác cán bộ đảng và chính quyền; tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại và tuyên truyền ở hai Đảng.
Trung Quốc hy vọng với nỗ lực chung của hai bên, giao lưu hợp tác giữa hai Đảng nhất định sẽ đạt thành quả mới, góp phần xây dựng Đảng và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước./.
Năm 2011 và 2012: từ góc nhìn tài chính  (20/12/2011)
Ban hành danh mục chương trình mục tiêu quốc gia  (20/12/2011)
Chủ tịch Thượng viện Thái Lan sẽ thăm chính thức Việt Nam  (20/12/2011)
Chủ tịch nước tiếp các chiến sỹ quyết tử Liên khu I  (20/12/2011)
Việt Nam - CPC tăng cường hợp tác thông tin, truyền thông  (20/12/2011)
Tín hiệu xấu tiếp theo của Eurozone  (20/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên