Hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định, Biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp phức tạp nhất trên thế giới. Sự phức tạp ấy gia tăng gấp bội do những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh ở khu vực.
Bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp đảo, tranh chấp vùng biển, các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, cướp có vũ trang trên biển, ô nhiễm môi trường biển, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên sinh vật biển, sự suy giảm đa dạng sinh vật biển, biến đổi khí hậu… đang ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi nỗ lực hợp tác của cộng đồng quốc tế và nhất là các nước có liên quan đến Biển Đông.
Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, từ một chủ đề coi là “nhạy cảm”, Biển Đông và việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông đã ngày càng được thảo luận chính thức trên tinh thần tôn trọng pháp luật, công khai, minh bạch vì lợi ích của các bên liên quan và lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế. Nếu trong năm 2009, ở khu vực chỉ có 3 cuộc hội thảo quốc tế, thì trong năm 2010 đã có 7 cuộc hội thảo và trong năm 2011 có tới 15 cuộc hội thảo quốc tế. Điều này cho thấy những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nhấn mạnh, những nỗ lực hợp tác này mới chỉ là bước đầu trên một con đường vô cùng lâu dài và khó khăn để các bên liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và không trực tiếp, hành động vì lợi ích của mình mà tính đến lợi ích của các bên liên quan khác và cả của cộng đồng quốc tế, để hướng tới mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ một khu vực tranh chấp phức tạp, thực sự trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.
Trong hai ngày họp, với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 tại Hà Nội sẽ có 8 phiên làm việc liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau trên tinh thần mục tiêu là: Trao đổi các kết quả nghiên cứu, các đánh giá từ góc độ pháp luật quốc tế và quan hệ quốc tế về lợi ích và về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của khu vực đang và sẽ có nhiều thay đổi; đồng thời chia sẻ những thông tin về những diễn biến gần đây trên Biển Đông. Từ đó đề xuất những kiến nghị cho Chính phủ các nước có liên quan nhằm tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa và kiểm soát các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông./.
Ðiều chỉnh phân công Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành  (04/11/2011)
Tổng Bí thư Lào tiếp đoàn Ban Đối ngoại T.Ư Đảng  (04/11/2011)
Thông cáo số 11 kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII  (04/11/2011)
Quốc hội nghe Tờ trình Chính phủ về 4 dự án luật  (04/11/2011)
Phát huy truyền thống kiên cường, xây dựng Lạng Sơn ngày càng giàu mạnh  (04/11/2011)
Chủ tịch nước tiếp Chánh án Tòa án Tối cao Nga  (04/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay