Hội nghị quốc tế về Afghanistan ở Thổ Nhĩ Kỳ
TCCSĐT - Ngày 2-11-2011, Hội nghị quốc tế về tương lai Afghanistan sau khi quân đội nước ngoài rút đi đã được tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Cùng với nhiều tổ chức cứu trợ nhân đạo và hợp tác phát triển, đại diện của 27 quốc gia, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Iran là nước có biên giới chung với Afghanistan nhưng không cử đoàn đại biểu tới tham dự Hội nghị.
Mục đích của Hội nghị này là trao đổi giữa các bên liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp tới tình hình chính trị an ninh ở Afghanistan nhằm phác họa tương lai của Afghanistan sau khi quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan cho tới cuối năm 2014 như họ đã tuyên bố. Trên chương trình nghị sự có những chủ đề nội dung lớn như đánh giá thực trạng Taliban và khả năng Taliban tham gia vào giải pháp chính trị cho Afghanistan sau chiến tranh, phối hợp hành động đối phó với Taliban ở Afghanistan và Pakistan, tái thiết đất nước sau chiến tranh và an ninh, ổn định chung cho cả khu vực.
Trước Hội nghị, ngày 1-11-2011, với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đã có cuộc gặp song phương. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống hai nước kể từ khi xảy ra vụ ám sát đặc phái viên của chính phủ Afghanistan về đàm phán hòa bình với Taliban, cựu Tổng thống Afghanistan Burhanuddin Rabbani, hồi tháng 9 vừa qua. Quan hệ giữa hai nước từ sau đó xấu đi đáng kể. Ông Karzai công khai tố cáo có bộ phận nhất định trong chính quyền Pakistan hậu thuẫn lực lượng chống đối chính phủ ở Afghanistan.
Tại Istanbul, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đã thỏa thuận hợp tác điều tra vụ ám sát ông Rabbani. Sau cuộc gặp trên, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai bày tỏ hy vọng sự hợp tác này sẽ đưa lại kết quả tích cực, còn Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari tuyên bố: "Chúng tôi muốn là đối tác có trách nhiệm trong việc vãn hồi hòa bình ở khu vực".
Sau cuộc gặp song phương, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đã có cuôc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Guel. Ba vị tổng thống đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác về an ninh và quân sự, nhưng chi tiết cụ thể không được tiết lộ.
Hội nghị này và các cuộc gặp cấp cao tay đôi cũng như ba bên trước đó là nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc xác lập vai trò và ảnh hưởng ở Afghanistan cũng như ở khu vực trong tương lai. Thổ Nhĩ Kỳ đang tranh thủ thời thế và cơ hội mới để vươn lên trở thành cường quốc khu vực./.
Bất ngờ Hy Lạp quyết định trưng câu dân ý  (02/11/2011)
Tái cấu trúc nền kinh tế - nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2012  (02/11/2011)
Phó Chủ tịch nước tiếp đón đoàn Quỹ Rockefeller  (01/11/2011)
Thủ tướng thăm khu vực ảnh hưởng thảm họa ở Nhật  (01/11/2011)
Tiếp tục tăng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật  (01/11/2011)
Tuyên bố chung Việt Nam - Kazakhstan  (01/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay