Triển lãm gần 200 hiện vật về chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946
15:35, ngày 21-10-2011
Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cộng hòa Pháp năm 1946 qua các tài liệu, hiện vật mới sưu tầm" đã khai mạc sáng 21-10, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 100 năm sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (1911-2011) và 65 năm chuyến thăm ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị nguyên thủ một quốc gia độc lập (1946-2011).
Triển lãm trưng bày gần 200 tài liệu, hiện vật về chuyến thăm Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946. Trong đó, có những tài liệu hiện vật quý lần đầu tiên được công bố như: bản thảo một số bài phát biểu, thư, bài viết có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc kỳ Việt Nam treo tại lễ mít tinh kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1946 do kiều bào ta tổ chức tại Pari; phù điêu và tranh vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian ở Pháp...
Những tư liệu trên được Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận một phần từ gia đình GS.TS KH Đỗ Long Vân, con trai cụ Đỗ Đình Thiện, thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp trao tặng; một phần được sưu tầm tại các cơ quan trong nước như Trung tâm Lưu trữ III, Thư viện Quốc gia... Đặc biệt, tháng 7/2011, đoàn cán bộ Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tới thăm và tổ chức sưu tầm tại Cộng hòa Pháp, tiếp nhận được 203 tài liệu hiện vật do gia đình bà Diệp Thị Trinh, phu nhân bác sỹ Lê Văn Cưu, bác sỹ riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian ở Pháp. Trong chuyến đi sưu tầm này, đoàn công tác còn được Bảo tàng Lịch sử Sống Môngtơrơi (thành phố Montreuil - Pháp), Hội người Việt Nam tại Pháp tặng một số tài liệu, hình ảnh có liên quan của chuyến thăm nói trên.
Chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ ta trong thời kỳ 1945-1946. Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có gần 400 cuộc tiếp xúc với hầu hết các nhân vật chính trị trọng yếu thuộc các đảng phái khuynh hướng chính trị của Pháp, đã gặp hầu như tất cả các vị Bộ trưởng của Chính phủ Pháp đương thời và 14 tướng lĩnh Pháp. Chủ tịch cũng tiếp xúc rộng rãi với các giới văn hóa, xã hội và báo chí Pháp, gặp nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội châu Âu, châu Á, châu Phi. Suốt quá trình đàm phán, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao nguyện vọng hòa bình, sự nghiệp chính nghĩa và thiện chí của nhân dân ta, tranh thủ tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp. Chuyến thăm đã mở ra một xu thế ngoại giao của nước Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh: đối thoại hòa bình trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi nước./.
Những tư liệu trên được Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận một phần từ gia đình GS.TS KH Đỗ Long Vân, con trai cụ Đỗ Đình Thiện, thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp trao tặng; một phần được sưu tầm tại các cơ quan trong nước như Trung tâm Lưu trữ III, Thư viện Quốc gia... Đặc biệt, tháng 7/2011, đoàn cán bộ Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tới thăm và tổ chức sưu tầm tại Cộng hòa Pháp, tiếp nhận được 203 tài liệu hiện vật do gia đình bà Diệp Thị Trinh, phu nhân bác sỹ Lê Văn Cưu, bác sỹ riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian ở Pháp. Trong chuyến đi sưu tầm này, đoàn công tác còn được Bảo tàng Lịch sử Sống Môngtơrơi (thành phố Montreuil - Pháp), Hội người Việt Nam tại Pháp tặng một số tài liệu, hình ảnh có liên quan của chuyến thăm nói trên.
Chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ ta trong thời kỳ 1945-1946. Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có gần 400 cuộc tiếp xúc với hầu hết các nhân vật chính trị trọng yếu thuộc các đảng phái khuynh hướng chính trị của Pháp, đã gặp hầu như tất cả các vị Bộ trưởng của Chính phủ Pháp đương thời và 14 tướng lĩnh Pháp. Chủ tịch cũng tiếp xúc rộng rãi với các giới văn hóa, xã hội và báo chí Pháp, gặp nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội châu Âu, châu Á, châu Phi. Suốt quá trình đàm phán, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao nguyện vọng hòa bình, sự nghiệp chính nghĩa và thiện chí của nhân dân ta, tranh thủ tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp. Chuyến thăm đã mở ra một xu thế ngoại giao của nước Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh: đối thoại hòa bình trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi nước./.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp *  (20/10/2011)
Cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội 1.026 ý kiến, kiến nghị  (20/10/2011)
Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (20/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên