Một tín hiệu tốt cho hai nền kinh tế
Đối thoại kinh tế chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ lần thứ nhất
Trong cuộc đối thoại lần thứ nhất, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc Trương Bình và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ Mon-tếch Xinh A-lu-oa-lia (Montek Singh Ahluwalia) đã thẳng thắn thảo luận, trao đổi quan điểm một cách sâu sắc về một số chủ đề chính như thực trạng kinh tế thế giới, tình hình kinh tế vĩ mô cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn của mỗi nước, những nội dung hai nước cần tăng cường hợp tác một cách thiết thực trong thời gian tới.
Thông qua đối thoại, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế và tin tưởng lẫn nhau thông qua đối thoại cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại song phương, tiếp tục mở cửa thị trường và cải thiện môi trường đầu tư cho cả hai nước nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đồng thời, hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác về năng lượng, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển bền vững. Trong một bước tiến quan trọng, hai bên đã quyết định hợp tác về lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đặc biệt trong ngành đường sắt. Theo đó, Ấn Độ có thể học hỏi công nghệ và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt tốc độ cao.
Kết thúc Đối thoại, hai bên đã ký “Cương yếu đối thoại kinh tế chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ lần thứ nhất” và thống nhất hội nghị đối thoại kinh tế chiến lược lần thứ hai sẽ tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2012. Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc Trương Bình cho rằng, Hội nghị Đối thoại kinh tế chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ sẽ giúp hai nước tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, hỗ trợ hai nước tìm ra các giải pháp đối phó với các vấn đề hai bên cùng vướng mắc. Về phần mình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ Mon-tếch Xinh A-lu-oa-lia nhấn mạnh, Đối thoại chiến lược phản ánh sự gia tăng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, đồng thời cho rằng, hai bên cần nâng quan hệ lên một tầm cao mới, mở cửa thị trường và cải thiện môi trường.
Tập trung chủ yếu vào phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước
Theo các nhà phân tích, dù có nhiều khác biệt về chính trị và bất đồng liên quan đến vấn đề tranh chấp biên giới, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc vẫn có nhiều điểm chung, đặc biệt là về kinh tế. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế đang nổi trên thế giới và số dân chiếm 1/3 dân số toàn cầu. Đây cũng là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau khi Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng là một công xưởng của thế giới, còn Ấn Độ lại có thế mạnh về công nghệ - thông tin và nhiều lĩnh vực dịch vụ kinh doanh.
Hiện cả Ấn Độ và Trung Quốc đang tiến hành công cuộc chuyển đổi nền kinh tế nội địa, vì thế cả hai đều nhận thức rằng, mục tiêu chung là cần duy trì hòa bình giữa hai nước. Cả phía Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều không muốn có bất kỳ cuộc xung đột nào tác động tiêu cực tới sự tiến bộ của cả hai nước. Bởi Trung Quốc và Ấn Độ đều thấy được lợi ích chung trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Chính nhu cầu hợp tác và phát triển về kinh tế đã khiến hai cường quốc châu Á này xích lại gần nhau.
Kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc luôn có sự dè chừng và nghi kỵ nhau. Quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai nước chỉ khởi sắc kể từ sau chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ vào năm 2002. Hiện Trung Quốc đang có rất nhiều công ty hoạt động thành công tại Ấn Độ, như Huawei - nhà sản xuất các thiết bị thông tin liên lạc lớn thứ 2 trên thế gới với 9.000 nhân viên, với doanh thu lên tới 1,5 tỉ USD/năm; nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE với 3.000 nhân viên và đạt mức tăng trưởng 80%/năm, trong khi đó, các công ty Ấn Độ hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ - thông tin và dược phẩm cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Mặc dù cán cân thương mại có phần nghiêng về phía Trung Quốc nhưng xét về tổng thể, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước luôn phát triển tốt. Thương mại song phương hai nước đã tăng từ 117 triệu USD năm 1978 lên 25 tỉ USD vào năm 2006 và 50 tỉ USD trong năm 2009. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại song phương là 60 tỉ USD. Từ năm 2011 đến năm 2012, tổng giá trị trao đổi mậu dịch song phương ước đạt 70 tỉ USD. Dự kiến kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước có thể lên tới 100 tỉ USD vào năm 2015.
Trong tháng 4-2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ấn Độ Man-mô-han Xinh (Manmohan Singh) đã tiến hành cuộc Hội đàm cấp cao nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ cũng như thúc đẩy sự phát triển của hai nước. Tại cuộc Hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng cam kết thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á cũng như toàn thế giới. Đồng thời, hai bên đã nhất trí thỏa thuận lấy năm 2011 là “Năm giao lưu Trung Quốc - Ấn Độ”. Nhân cơ hội này, hai nước cam kết thúc đẩy quan hệ song phương lên một tầm cao mới, theo bốn hướng chính: tiếp tục giao lưu cấp cao và tăng cường lòng tin lẫn nhau; mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại hai bên cùng có lợi; mở rộng giao lưu nhân dân và tăng cường hiểu biết lẫn nhau; giải quyết các bất đồng, bảo đảm hòa bình và ổn định.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, những triển vọng u ám của nền kinh tế Mỹ, vấn đề lạm phát và dòng vốn đầu tư đang đe dọa các nền kinh tế mới nổi thì sự hợp tác Trung Quốc - Ấn Độ tại Hội nghị Đối thoại kinh tế chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ lần thứ nhất này mang một ý nghĩa quan trọng, khởi động một tín hiệu tốt cho cả hai nền kinh tế đang được xem là phát triển mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế đang nổi trên thế giới./.
Đồng chí Tô Huy Rứa: Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ vừa cần thiết trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài  (30/09/2011)
Nghị viện châu Âu ủng hộ Pa-le-xtin gia nhập Liên hợp quốc  (30/09/2011)
Hội thảo về lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội tại Pháp  (30/09/2011)
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi thông tin, tuyên truyền  (30/09/2011)
Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (30/09/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến Nữ hoàng Hà Lan Bê-a-tơ-ri-xơ  (30/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên