Bán đảo Triều Tiên - triển vọng nối lại đàm phán 6 bên
Phát biểu sau khi đến thủ đô Bắc Kinh, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Uy Xâng Nác cho biết: “Chúng tôi sẽ thảo luận về kết quả đạt được trong lĩnh vực phi hạt nhân hóa. Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng thảo luận về các vấn đề đặt ra trong vòng đàm phán thứ hai. Tất nhiên nếu còn có các vấn đề khác, chúng tôi cũng sẽ thảo luận”.
Đây là vòng đàm phán thứ 2 giữa hai bên trong gần 3 tháng qua. Cuộc gặp trước đó diễn ra hồi tháng 7-2011 trên đảo Ba-li (In-đô-nê-xi-a) nhưng không đạt kết quả. Tuy nhiên, hai bên đã nhất trí thúc đẩy các nỗ lực nhằm tái khởi động đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị ngưng trệ từ lâu.
Trước đó, CHDCND Triều Tiên cũng tuyên bố, nước này đã ngừng sản xuất plu-tô-ni-um, nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên có phát biểu rõ ràng về chương trình hạt nhân của nước này. Động thái này thể hiện thái độ đầy thiện chí của Triều Tiên trong việc “lấy lại lòng tin” của cộng đồng quốc tế.
Đáp lại thái độ của Triều Tiên, Hàn Quốc cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy đối thoại giữa hai miền. Trong phát biểu nhậm chức 19-9-2011, tân Bộ trưởng thống nhất Hàn Quốc Yu U Ích (Yu Woo-ik) khẳng định, Bộ Thống nhất Hàn Quốc “sẽ tạo dựng bầu không khí đối thoại và tháo gỡ các nút thắt” trong quan hệ liên Triều. Ông Yu U Ích cho biết, Bộ này sẽ thực hiện phương thức tiếp cận “dứt khoát nhưng linh hoạt” trong chính sách đối với Bình Nhưỡng.
Ông Y U Ích từng là đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc và tham mưu trưởng của Tổng thống Li Miêng Pắc (Lee Myung-bak). Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thống nhất thay ông Hiên In Tếch (Hyun In-taek) vốn bị chính giới Hàn Quốc chỉ trích vì có lập trường cứng rắn đối với Bình Nhưỡng. Việc bổ nhiệm ông Y U Ích cho thấy, dường như Xơ-un đang tìm kiếm cách thức mềm dẻo hơn trong nỗ lực khôi phục đối thoại với Bình Nhưỡng, trong bối cảnh các bên thúc đẩy nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một động thái tích cực cùng ngày 19-9-2011, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc công bố đã chấp thuận một phái đoàn chức sắc tôn giáo tới thăm Triều Tiên trong tuần này nhằm thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Theo đó, những người đứng đầu 7 nhóm tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc và toàn bộ các thành viên trong Liên đoàn Tôn giáo vì Hòa Bình của Hàn Quốc (KCRP) sẽ thăm Triều Tiên trong 4 ngày, từ 21 đến 24-9-2011.Giới quan sát cho rằng, chuyến thăm này có thể giúp giảm căng thẳng giữa hai miền.
Theo các nhà quan sát, đây là thời điểm thích hợp để các vòng đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nên được tái khởi động lại sau một thời gian dài đình trệ. Những tín hiệu đầu tiên phải kể đến từ sau Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra hồi tháng 7 vừa qua tại Ba-li.
Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn đã tỏ ý muốn các bên nên nhanh chóng quay trở lại bàn đám phán, đặc biệt là Triều Tiên. Về phần mình, Triều Tiên cũng rất cần tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga, nhất là các khoản viện trợ kinh tế trong bối cảnh hàng triệu người dân nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.
Mặc dù vậy, cũng không có quá nhiều cái nhìn lạc quan về việc vòng đàm phán 6 bên sẽ nhanh chóng được nối lại trong tương lai gần. Vấn đề lòng tin vẫn là cản trở chính trong quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ. Đặc biệt, những mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên vẫn chưa có tín hiệu sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Tân Bộ trưởng Bộ thống nhất Hàn Quốc Yu U Ích dù rất hoan nghênh thái độ của Triều Tiên nhưng cũng không quên nhấn mạnh rằng, Triều Tiên cần phải thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa và chịu trách nhiệm về 2 vụ việc gây căng thẳng giữa hai miền năm 2011: Vụ chìm tàu Chơ-nan (Cheonan) và đấu pháo trên đảo Dơn Piêng (Yeon Pyeong). Đây là điều mà từ trước đến nay phía Triều Tiên luôn phủ nhận./.
Quyết tâm toàn cầu chống khủng bố  (21/09/2011)
Tương lai bất định cho Li-bi trong thời kỳ “hậu M. Ca-đa-phi”  (21/09/2011)
Lễ tiếp nhận đá chủ quyền Trường Sa tại Bắc Ninh  (21/09/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Trung Quốc, Lào và Mỹ  (21/09/2011)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dự lễ hội Sene Đôn ta của đồng bào Khmer  (21/09/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự khai mạc AIPA-32  (21/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên