Ban chỉ đạo Nhà nước họp về tình hình triển khai thực hiện các Quy hoạch điện trong giai đoạn 2006-2011 và 2011-2020
Trong bối cảnh vốn đầu tư khó khăn, việc triển khai các dự án nguồn, lưới trong Quy hoạch điện VII sẽ đặc biệt chú trọng, khuyến khích đa dạng hóa các dòng vốn từ xã hội, chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư so với trước đây. Đây là tinh thần được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước về tình hình triển khai thực hiện các Quy hoạch điện trong giai đoạn 2006-2011 và 2011-2020, có xét đến 2030.
“Khó càng thêm khó”
Theo phản ánh từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư trong cuộc họp, vốn tiếp tục là bài toán khó để hoàn thành những dự án điện theo Quy hoạch điện VI cũng như bắt tay vào triển khai các kế hoạch trong Quy hoạch điện VII.
Nhiều dự án nguồn đã và đang triển khai bị kéo lùi tiến độ do không có vốn để thực hiện. Bên cạnh đó, việc đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tiếp tục là nguyên nhân chính cản trở tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện.
Trong khi đó, giá mua điện từ các dự án nguồn điện, kể cả IPP (nguồn độc lập) cũng như BOT (xây dựng – khai thác – chuyển giao) còn thấp, đàm phán mua bán điện kéo dài, chưa hấp dẫn với các chủ đầu tư.
Tương tự, các dự án lưới điện được phản ánh cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn lực, giá truyền tải, giá bán lẻ thấp dẫn đến năng lực tài chính của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cũng như các đơn vị phân phối điện không bảo đảm khả năng đầu tư hoặc vay vốn.
Triển khai Quy hoạch Điện VII vừa được phê duyệt, một loạt các dự án cũng đứng trước thách thức lớn về bài toán vốn đầu tư.
Theo đánh giá chung, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, việc thực hiện các dự án điện theo các quy hoạch đã khó lại càng thêm khó. Tuy nhiên, là ngành đầu vào thiết yếu của xã hội, Nhà nước phải có những giải pháp cần thiết tháo gỡ khó khăn, bảo đảm điện phục vụ phát triển.
Tạo điều kiện tối đa
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, trong triển khai Quy hoạch điện 10 năm tới sẽ đặc biệt chú trọng, khuyến khích đa dạng hóa các dòng vốn từ xã hội, chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư so với trước đây.
Các dự án điện IPP, BOT và cả BOO (đầu tư – khai thác – sở hữu) sẽ ngày càng phải chiếm tỷ trọng lớn. Nhà nước sẽ tạo điều kiện tối đa để triển khai các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương sớm trình Đề án huy động vốn để triển khai Quy hoạch, trên cơ sở giám sát, đánh giá chặt chẽ và dự báo đúng đắn về tình hình cung – cầu điện, tiến độ thực hiện các dự án để kiến nghị quyết định về tiến độ các dự án trong Quy hoạch được duyệt.
Bên cạnh đó, đối với các dự án điện đang triển khai theo quy hoạch, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, hạn chế việc chậm, lùi tiến độ, kiên quyết xử lý các trường hợp dự án không hiệu quả, chủ đầu tư yếu năng lực. Để tháo gỡ, Phó Thủ tướng cho ý kiến cụ thể về việc cấp bảo lãnh vay, thu xếp vốn và giải ngân từ các ngân hàng,… đối với một số dự án nguồn trọng điểm.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc rà soát quy hoạch các dự án thủy điện hiện nay, xử lý vấn đề diện tích sử dụng đất, hoàn nguyên rừng, môi trường sau khi triển khai dự án. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, tuyên truyền tiết kiệm điện.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) được Chính phủ quyết phê duyệt tại Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21-7-2011./.
Năm bài học lớn nhằm giải quyết khủng hoảng nợ toàn cầu  (20/08/2011)
Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (20/08/2011)
Chiến sĩ Điện Biên mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (20/08/2011)
Ra mắt Trang thông tin điện tử Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương  (20/08/2011)
Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 1,06%  (20/08/2011)
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về nhân sự  (20/08/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên