Năm bài học lớn nhằm giải quyết khủng hoảng nợ toàn cầu
Thế giới cần một phương thức linh hoạt và đổi mới trong việc quản lý nợ nhằm giữ cuộc khủng hoảng nợ công trong tầm kiểm soát, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đang rối loạn vì nợ cũng như lỗ hổng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và lan rộng ở các nước phát triển. Đây là nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo về cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu công bố ngày 19-8-2011.
Tại Liên hợp quốc, báo cáo của IMF cho rằng, các nhà quản lý nợ ở châu Âu và các nước phát triển cần nhanh chóng điều chỉnh những kế hoạch vay nợ, duy trì các kênh thông tin mở và minh bạch với các nhà đầu tư, đồng thời tập trung cải thiện cơ cấu nợ. Trong khi đó, các nhà quản lý nợ ở các nền kinh tế mới nổi cần tập trung kiểm soát nợ. Phó Giám đốc thị trường vốn và tiền tệ của IMF, ông Gian Brốc-mây-dơ (Jan Brockmeijer), nhấn mạnh di sản nợ công cao và nguy cơ nợ chủ quyền leo thang bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã nhanh chóng tác động và thách thức các nhà quản lý nợ thế giới. Các nước gặp khó khăn trong khu vực tài chính và nền kinh tế kém linh hoạt khó đáp ứng được nhu cầu tài chính để tồn tại và phát triển đã dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Báo cáo của IMF nêu 5 bài học then chốt để quản lý nợ.
Một là, quản lý nguy cơ hoãn trả nợ. Hàng tỉ USD nợ công đến hạn trả nợ hằng năm và được thương lượng tái cơ cấu lại để hoãn trả nợ. Đây là nguy cơ lớn tiềm tàng làm mất ham muốn đầu tư của các nhà đầu tư.
Hai là, duy trì sự linh hoạt trong quản lý nợ.
Ba là, đảm bảo kênh thông tin liên tục và minh bạch với nhà đầu tư.
Bốn là, các nhà quản lý nợ cần phối hợp với các nhà giám sát tiền tệ của ngân hàng và tài chính để đảm bảo nhất quán trong chính sách quản lý nợ với khu vực tài chính và chính sách kinh tế vĩ mô.
Năm là, quản lý nợ cần được cập nhật và tăng cường./.
Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (20/08/2011)
Chiến sĩ Điện Biên mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (20/08/2011)
Ra mắt Trang thông tin điện tử Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương  (20/08/2011)
Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 1,06%  (20/08/2011)
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về nhân sự  (20/08/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên