Tập đoàn kinh tế nhà nước phải đi đầu trong thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ
Đó là khẳng định của đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong cuộc họp cuối năm với báo chí, ngày 30-12-2008, tại trụ sở của Tập đoàn.
Tại cuộc họp báo, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Lê Minh Hồng cho biết, năm 2008 là năm đặc biệt đối với PVN, bởi ngoài hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, PVN còn tích cực góp phần triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp mà Chính phủ đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Năm 2008 - một năm thành công trong sản xuất kinh doanh của PVN với những con số rất ấn tượng. Đây là năm đầu tiên PVN đạt mức doanh thu trên 280.000 tỉ đồng, bằng 149,6% kế hoạch năm 2008, tăng 31,2% so với năm 2007, chiếm trên 20% GDP cả nước.
Doanh thu tăng cao đã nâng mức nộp ngân sách nhà nước năm 2008 của PVN lên gần 122.000 tỉ đồng, bằng 181,4% kế hoạch năm 2008, tăng 41,7% so với năm 2007, chiếm trên 31% tổng thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 11,15 tỉ USD, bằng 146,7% kế hoạch năm 2008, tăng 26,7% so với năm 2007, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tổng doanh thu dịch vụ dầu khí năm 2008 của toàn Tập đoàn đạt 61.000 tỉ đồng, bằng 152% kế hoạch năm, tăng 22% so với thực hiện năm 2007. Trong năm 2008, PVN đã đưa 5 mỏ dầu khí mới vào khai thác và hòan tất một đề án mở rộng phát triển mỏ.
Đóng góp thiết thực vào giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, trong năm 2008, PVN đã hoàn thành chương trình xây dựng 5.000 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho người nghèo, hỗ trợ xây dựng mới 8 trường học và thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội khác với tổng giá trị thực hiện công tác từ thiện xã hội trong năm lên trên 150 tỉ đồng. Dự kiến, trong năm 2009, PVN sẽ đẩy mạnh công tác này hơn nữa, giá trị thực của công tác từ thiện sẽ vào khoảng 250 tỉ đồng.
Năm 2008 cũng là năm mà PVN triển khai nhóm các giải pháp của Chính phủ: kiềm chế lạm phát vào đầu năm và ngăn chặn đà suy giảm kinh tế vào những tháng cuối năm. PVN đã xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp, trong đó có cắt giảm 10% chi phí thường xuyên; triển khai rà soát, cơ cấu lại các dự án đầu tư, thực hiện đình hoãn, tạm dừng, dãn tiến độ 112 dự án với vốn dầu tư giảm trong năm 2008 do tạm dừng/dãn tiến độ các dự án trên là 6.000 tỉ đồng. Năm 2008, Tập đoàn đã tiết kiệm được 541 tỉ đồng, vượt 32% so với kế hoạch đề ra.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên, đồng chí Đinh La Thăng nhấn mạnh, đã là tập đoàn kinh tế nhà nước thì phải đi đầu trong thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ, phải gánh vác những khó khăn của đất nước. Trên thực tế, trong năm qua, PVN đã góp phần vào kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, bình ổn giá cả trên thị trường. Trong năm tới, PVN sẽ tiếp tục rà soát chi phí, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Chẳng hạn, từ ngày 1-1-2009, cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn và các đơn vị thành viên dù có tiêu chuẩn đi công tác bằng vé hạng thương gia, nhưng sẽ chỉ mua vé hạng phổ thông; dừng việc mua xe contừ đầu năm 2009, kể cả đối với các đơn vị mới được thành lập; khống chế chi tiêu cho quảng cáo, tiếp thị, và việc quảng cáo, tiếp thị cũng phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường hình thức họp trực tuyến, kết hợp nội dung các cuộc họp với nhau để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, để góp phần chống suy giảm kinh tế, PVN sẽ rà soát lại các dự án đầu tư đã bị tạm dừng, hoãn, giãn tiến độ vào đầu năm do kiềm chế lạm phát, lựa chọn một số dự án để triển khai thực hiện trong năm 2009 nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và qua đó, lan tỏa tới các doanh nghiệp khác, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN cũng cho biết, trước bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp và không ít khó khăn, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của PVN trong năm 2009 có xu hướng giảm. Trong năm 2009, PVN lập kế hoạch gia tăng trữ lượng khoảng 35-40 triệu tấn quy dầu; tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 24 triệu tấn quy dầu; xuất khẩu 11,68 triệu tấn dầu thô; dầu thô cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 3,5 triệu tấn trong khi sản phẩm từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 2,7 triệu tấn…
Trong bối cảnh dự báo giá dầu trong năm 2009 rất khó khăn, không chỉ đối với Việt Nam mà với cả thế giới, nên PVN lên 3 phương án về chỉ tiêu tài chính: nếu giá dầu thô xuất khẩu là 70 USD/thùng thì doanh thu có khả năng đạt khoảng 261.000 tỉ đồng; nếu giá dầu thô xuất khẩu là 64 USD/thùng, doanh thu đạt khoảng 245.000 tỉ đồng; còn nếu giá dầu thô xuất khẩu là 50 USD/thùng, khả năng doanh thu đạt khoảng 212.000 tỉ đồng. Với cả 3 phương án nêu trên, phương án nào cũng khó khăn đối với ngành dầu khí trong năm 2009.
Trong năm 2009, một trong những mục tiêu cụ thể của PVN là tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc Hoá dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Long Sơn, Tổ hợp hoá dầu miền Nam, Dự án Đạm Cà Mau, Xơ sợi Đình Vũ, các dự án điện, các dự án nhiên liệu sinh học…. nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động và có sản phẩm đầu ra, kịp thời đón đầu xu thế phục hồi của thị trường.
Đồng thời, Tập đoàn phát triển đa ngành, xác định hướng hoạt động ra nước ngoài, và đặt mục tiêu tăng doanh thu từ dịch vụ dầu khí chiếm 40% doanh thu của tập đoàn (hiện nay mới đạt 20-25%).
*** Tại cuộc họp báo, PVN đã thông báo 10 sự kiện nổi bật trong năm 2008 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
1. Doanh thu toàn Tập đoàn đạt 280,05 nghìn tỉ đồng, bằng 149,6% kế hoạch năm 2008, tăng 31,2% so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt mức trên 250 nghìn tỉ đồng), chiếm trên 20% GDP cả nước. Nộp NSNN đạt 121,80 nghìn tỉ đồng, bằng 181,4% kế hoạch năm 2008, tăng 41,7% so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt mức trên 100 nghìn tỉ đồng), chiếm trên 31% tổng thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,15 tỉ USD, bằng 146,7% kế hoạch năm 2008, tăng 26,7% so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt mức trên 10 tỉ USD), chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
2. Ký thoả thuận Thành lập và hợp đồng liên doanh Khai thác và nâng cấp dầu lô Junin 2 tại Vê-nê-du-ê-la và thành lập 2 công ty liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí Rusvietpetro và Gaspromviet ở liên bang Nga với OAO Zarubeznhep và OAO Gasprom.
3. Đưa 5 mỏ dầu khí mới vào khai thác (Cá Ngừ Vàng, Phương Đông, Bunga Orkid, Sư Tử Vàng, Sông Đốc).
4. Khánh thành Nhà máy điện Cà Mau 1&2 và đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau; khởi công xây dựng nhà máy đạm Cà Mau.
5. Lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị và triển lãm Công nghiệp khí đốt khu vực Châu Á Thái Bình Dương (GASEX – 2008 tại Việt Nam vào tháng 11/2008).
6. Thành lập Công ty và khởi công san lấp mặt bằng đầu tư xây dựng Liên hợp Lọc Hoá dầu Nghi Sơn - Thanh Hoá với tổng mức đầu tư dự kiến trên 6 tỉ USD.
7. Thành lập Công ty và khởi công san lấp mặt bằng Tổ hợp hoá dầu Miền Nam – Long Sơn Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến gần 4 tỉ USD.
8. Thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn DKQGVN và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
9. Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn ngành DKVN lần thứ 4 và lễ tôn vinh cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn tiêu biểu lần thứ nhất. Lần đầu tiên tổ chức thành công tuần lễ Văn hoá Dầu khí từ 27/08/2008 đến 03/09/2008.
10. Hoàn thành chương trình Ủng hộ 5.000 căn nhà đại đoàn kết; ủng hộ xây dựng mới 08 trường học và các chương trình an sinh xã hội trị giá trên 150 tỉ đồng./.
Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội  (30/12/2008)
Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội  (30/12/2008)
Tọa đàm về công tác phát hành Tạp chí Cộng sản tại Hải Dương  (30/12/2008)
Trao tặng Kỷ niệm chương cho ông Ian Howie  (30/12/2008)
Ứng xử của con người với môi trường sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long  (30/12/2008)
Năm 2008, tiến hành 11.412 cuộc thanh tra hành chính  (30/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay