Hợp tác Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam đạt nhiều thành quả quan trọng
Thủ tướng 3 nước khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác hơn nữa để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Tam giác Phát triển, sớm đưa khu vực này thoát khỏi tình trạng kém phát triển vì lợi ích lâu dài của nhân dân ba nước.
Ngày 26-11, Hội nghị Cấp cao về Tam giác Phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam, lần thứ 5 đã diễn ra trọng thể tại Thủ đô Viên-chăn, Lào.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn và Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Xăm-đéc Hun-xen đồng chủ trì Hội nghị.
Ba Thủ tướng đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị và ký Tuyên bố Viên-chăn về Tăng cường hợp tác trong Khu vực Tam giác Phát triển. Ba nước Cam-pu-chia - Lào và Việt Nam sẽ xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy khu vực tam giác phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, trở thành khu vực ổn định chính trị, vững chắc về an ninh, kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo đảm an ninh, chính trị của mỗi nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Bua-xỏn Búp-phả-văn khẳng định, mặc dù Chính phủ ba nước rất quan tâm nhưng mức sống của người dân ở khu vực này còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trên cơ sở quan hệ và hợp tác tốt đẹp giữa ba nước và tiếp theo thành công Hội nghị ACMECS lần thứ 3 và Hội nghị Cam-pu-chi - Lào - Mi-an-ma - Việt Nam lần thứ 4 thì Hội nghị Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam lần thứ 5 là dịp tốt để chúng ta trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong khôn khổ 3 nước. Hội nghị Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam lần thứ 5 là cơ hội để Chính phủ 3 nước kiểm điểm tình hình triển khai các thoả thuận hợp tác đã đạt được trong xây dựng Tam giác Phát triển từ sau Hội nghị Cấp cao ba Thủ tướng lần thứ tư tại Đà Lạt; trao đổi để đi đến thống nhất và đề ra phương hướng, cơ chế ưu đãi đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa ba nước và với đối tác khác mà trước hết là với Nhật bản, để Khu vực Tam giác Phát triển thực sự trở thành khu vực ổn định chính trị, vững chắc về an ninh, kinh tế xã - hội phát triển, góp phần bảo đảm an ninh, chính trị của mỗi nước...
Tại cuộc họp cấp cao Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam lần thứ 5, ba Thủ tướng đánh giá sự hợp tác giữa ba nước về xây dựng Tam giác Phát triển đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ tư đến nay. Kết cấu hạ tầng và hoạt động thương mại - đầu tư trong khu vực này được thúc đẩy đáng kể, ngày càng thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Ba nước đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ, nhất là trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện điều kiện sống của nhân dân các địa phương ở Khu vực Tam giác Phát triển. Ba Thủ tướng nhấn mạnh, việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Tam giác là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách; đồng thời khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác hơn nữa để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Tam giác Phát triển, sớm đưa khu vực này thoát khỏi tình trạng kém phát triển vì lợi ích lâu dài của nhân dân ba nước.
Trên tinh thần này, ba Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong Khu vực Tam giác Phát triển; tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp của ba nước đầu tư vào khu vực này, đặc biệt là tập trung đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giao thông, khai khoáng, sản xuất và chế biến nông sản, phát triển năng lượng, viễn thông, du lịch…
Ba Thủ tướng cũng nhất trí thúc đẩy sớm hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch Tam giác phát triển đến 2020 theo hướng gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển của mỗi nước và các hợp tác tiểu vùng sông Mê Công, trong đó, đặc biệt chú ý đến quy hoạch phát triển giao thông, công nghiệp - năng lượng, nông nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường một cách có trọng tâm, trọng điểm với những chương trình, dự án ưu tiên của ba nước; xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể gắn với cơ chế để huy động các nguồn lực triển khai các dự án.
Thủ tướng 3 nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam cùng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giới doanh nghiệp đối với sự phát triển của Tam giác Phát triển; ủng hộ sáng kiến của Thủ tướng Lào về việc tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp CLV nhằm tăng cường đối thoại giữa Chính phủ với các doanh nghiệp, thu hút và khuyến khích họ đóng góp vào sự phát triển của 10 tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển. Ba Thủ tướng cũng đồng ý tổ chức Diễn đàn Thanh niên Tam giác Phát triển để thế hệ trẻ ba nước, đặc biệt là thế hệ trẻ trong Tam giác Phát triển tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, học tập và trao đổi kinh nghiệm.
Cũng tại Hội nghị cấp cao Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam lần thứ 5, ba Thủ tướng đã trao đổi ý kiến về cơ chế huy động vốn cho Khu vực Tam giác Phát triển, nhấn mạnh vai trò then chốt của đầu tư Nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng và coi trọng phát huy các tiềm năng sẵn có; nhất trí tăng cường phối hợp vận động tài trợ, đầu tư nước ngoài vào Tam giác Phát triển. Ba Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam + Nhật Bản trong việc xây dựng Tam giác Phát triển; khẳng định tiếp tục hợp tác với Nhật Bản để thực hiện tốt các dự án đã được thông qua, đồng thời, mong muốn Nhật Bản tăng cường tài trợ cho khu vực này.
Kết thúc Hội nghị, Ba Thủ tướng thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam lần thứ 5 và ký Tuyên bố Viên-chăn về Tăng cường hợp tác trong Khu vực Tam giác Phát triển. Ba Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về việc xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt cho Tam giác Phát triển. Đây là hành lang pháp lý quan trọng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp của ba nước cũng như doanh nghiệp các nước khác đầu tư vào khu vực này.
Tối 26-11, Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn mở tiệc chiêu đãi trọng thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Chính phủ nước ta sang tham dự Hội nghị cấp cao Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam lần thứ 5 về Tam giác phát triển./.
Tiếp xúc cấp cao của Đoàn đại biểu Cam-pu-chia tại Việt Nam  (27/11/2008)
311 đại biểu thanh niên Đông Nam Á đến Việt Nam  (27/11/2008)
Đắc Nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững  (27/11/2008)
Làm gì để biến thách thức thành cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam?  (27/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay