Công nghiệp tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2008 của Thành phố Hồ Chí Minh
Mặc dù lạm phát có phần chững lại, lãi suất vay ngân hàng đã được điều chỉnh giảm, tình hình cung cấp điện ổn định hơn …nhưng do sức tiêu thụ hàng hóa trong nước đang yếu dần cộng với tình hình xuất khẩu hàng hóa cũng đang gặp khó khăn bởi khủng hoảng tài chính trên thế giới. Do đó sản xuất công nghiệp bước vào tháng đầu quý 4 năm nay lại tăng chậm hơn các tháng trước, đây là một xu hướng ngược lại quy luật mọi năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước tính đạt 330.121 tỉ đồng tăng 12,1% so với cùng kỳ 2007, thấp hơn mức tăng của 9 tháng (theo tính toán chính thức 9 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng 12,4% chứ không phải là 12,8% đã ước tính vào thời điểm giữa tháng 9) trong đó công nghiệp trong nước tăng 8,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,3%.
Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất
(Tỷ đồng – giá thực tế) |
% so sánh | |||
Tháng 10 |
10 tháng |
Tháng 10 với tháng 9 |
10 tháng với cùng kỳ | |
Tổng số (I+II) |
36.638 |
330.121 |
104,6 |
112,1 |
I. Khu vực trong nước |
21.737 |
198.868 |
104,9 |
108,6 |
1. Trung ương |
4.533 |
52.164 |
104,7 |
106,3 |
2. Địa phương |
17.207 |
146.704 |
105,0 |
109,6 |
- Nhà nước |
1.512 |
15.319 |
109,1 |
102,8 |
- Ngoài nhà nước |
15.692 |
131.385 |
104,5 |
110,5 |
II. Khu vực có vốn ĐTNN |
14.901 |
131.253 |
104,0 |
119,3 |
Trong tháng 10 có 12 ngành có mức tăng cao hơn mức tăng 9 tháng, nhưng có đến 15 ngành có mức tăng thấp so với 9 tháng có đa số các ngành lớn như: thực phẩm đồ uống, may, da giày, hoá chất, cao su plastic, sản phẩm kim loại, thiết bị điện, radio tivi, ô tô.
So cùng kỳ năm 2007, có 22/27 ngành sản xuất tăng, trong đó có 13 ngành tăng cao hơn mức bình quân chung. Các ngành giảm là: khai thác than, dệt, chế biến gỗ, sản xuất kim loại, và tái chế; trong đó dệt là một ngành có tỷ trọng tương đối lớn giảm liên tục từ đầu năm. Một số ngành lớn khác như: thực phẩm, hoá chất, sản phẩm kim loại, thiết bị điện, giường tủ bàn ghế … có mức tăng thấp hơn mức tăng chung. Nhìn chung trong những ngành chủ lực khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao hơn tăng cao hơn khu vực trong nước do có lợi thế về thị trường tiêu thụ hàng hoá. .
|
Công nghiệp |
Chia ra | |
|
trên địa bàn |
Khu vực trong nước |
Khu vực ĐTNN |
1- Thực phẩm đồ uống |
110,8 |
107,8 |
119,5 |
2- Sản xuất thuốc lá |
107,2 |
107,2 |
- |
3- Dệt may |
108,2 |
104,3 |
119,6 |
4- Sản xuất da, giầy, vali túi xách |
120,9 |
118,9 |
121,9 |
5- Hóa chất và SP từ hóa chất |
105,6 |
101,5 |
110,1 |
6- SP từ cao su, plastic |
114,1 |
115,4 |
104,8 |
7- Vật liệu xây dựng |
124,1 |
116,3 |
143,2 |
8- SX kim loại |
88,4 |
86,7 |
127,8 |
9- Cơ khí chế tạo |
110,1 |
106,5 |
115,2 |
10- SX radio, tivi, thiết bị truyền thông |
127,1 |
110,5 |
131,9 |
* Ngành cơ khí là gộp của các ngành: SX sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất máy móc thiết bị điện, sản xuất xe ô tô, sản xuất phương tiện vận tải khác.
Giá trị sản xuất công nghiệp trung ương tháng 10 ước đạt 4.533 tỉ đồng tăng 4,7% so tháng 9; 10 tháng đạt 52.164 tỉ đồng tăng 6,3% so cùng kỳ (9 tháng khu vực này tăng 8,7%). Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chỉ còn chiếm 32,8% tăng 10,6%, doanh nghiệp cổ phần chiếm 49% tăng 3%, công ty TNHH một thành viên chiếm 18,1% tăng 8,3%. Có 6 ngành sản xuất giảm (trong tổng số 20 ngành) là: may, da giày, hóa chất, kim loại, sản phẩm từ kim loại và phương tiện vận tải khác, trong đó hoá chất là chiếm tỷ trọng thứ ba trong khu vực. Chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành thực phẩm đồ uống tăng 12,8% (9 tháng ngành này tăng 15,1%), thuốc lá là ngành có tỷ trọng xếp thứ hai tăng 10,5%; vật liệu xây dựng tăng 23,5%, thiết bị điện tăng 11,1%. Đó là những ngành chiếm tỷ trọng cao của công nghiệp trung ương.
Giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước địa phương tháng 10 ước đạt 1.512 tỉ đồng tăng 9,1% so tháng 9; 10 tháng đạt 15.319 tỉ đồng tăng 2,8% so cùng kỳ. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm 69,9% tăng 6,1%; doanh nghiệp cổ phần chiếm 13% giảm 2,4%. Có 11/18 ngành sản xuất tăng, trong đó thuốc lá là ngành có tỷ trọng cao nhất tăng 1,3%; tiếp theo là ngành in tăng 14%. Ngành chiếm tỷ trọng thứ ba là thực phẩm đồ uống giảm 8%. Giá trị toàn bộ khu vực này chỉ chiếm 5,2% trong toàn ngành công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước tháng 10 đạt 15.692 tỉ đồng tăng 4,5% so tháng 9; 10 tháng đạt 131.385 tỉ đồng tăng 10,5% so cùng kỳ (9 tháng tăng 11,0%). Trong đó giá trị sản xuất của các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% chiếm tỷ trọng 22,4% giảm 6,2%, đây là một trong các nguyên nhân làm cho khu vực này tăng chậm lại . Mức tăng cụ thể từng thành phần còn lại như sau: hợp tác xã tăng 10,2%; doanh nghiệp tư nhân tăng 26,7%; công ty TNHH tăng 18,2%; công ty cổ phần tư nhân tăng 28,3%; cá thể tăng 7,2%. Có 21/26 ngành sản xuất tăng với 13 ngành tăng trên mức tăng chung của khu vực, một số ngành lớn đều có mức tăng khá như: thực phẩm đồ uống (+7,5%); may (+13,6%); da giày (+20,6%); cao su plastic (+17,6%); sản phẩm từ kim loại (+11,9) phương tiện vận tải khác (+16,3%); giường tủ bàn ghế (+18,9%) nhưng nhìn chung có mức tăng thấp hơn của 9 tháng. Các ngành giảm là khai thác than, khai thác đá, dệt, thiết bị điện và tái chế, trong đó dệt và thiết bị điện là 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài quận 7 và huyện Cần Giờ có giá trị sản xuất giảm, các quận huyện còn lại đều tăng.
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng 10 đạt 14.901 tỷ đồng tăng 4% so tháng 9; 10 tháng đạt 131.253 tỉ đồng tăng 19,3% so cùng kỳ (9 tháng tăng 19,0%). Có 3 ngành giảm là chế biến gỗ, giường tủ bàn ghế và sản xuất điện, trong 19 ngành tăng còn lại có những ngành lớn tăng cao là: sản xuất radio tivi tăng 31,9%; vật liệu xây dựng tăng 43,2%, giấy tăng 47,9%; thiết bị văn phòng và máy tính tăng 8,9 lần. Ba ngành có tỷ trọng cao nhất: thực phẩm đồ uống tăng 19,5%; da giày tăng 21,9%; hoá chất tăng 10,1%./.
B.Ô-ba-ma: "Nước Mỹ tiến hành thay đổi như thế nào"  (27/10/2008)
Thêm hơn 2 tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 10  (27/10/2008)
Biến động kinh tế vĩ mô và đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam  (27/10/2008)
Dư luận đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết  (27/10/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga  (27/10/2008)
IFC: Việt Nam đã xử lý đúng những vấn đề kinh tế  (27/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển