Bun-ga-ri đăng cai tổ chức Diễn đàn cấp cao về năng lượng
Tại Hội nghị cấp cao ASEM 7, Tổng thống Bun-ga-ri Georgi Pa-va-nốp (thành viên mới của ASEM), trong bài phát biểu của mình đã đề xuất sáng kiến: Bun-ga-ri sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn cấp cao bàn về các dự án khai thác, vận chuyển, phân phối khí đốt cho châu Âu.
Tổng thống Bun-ga-ri cũng thông báo thời gian cụ thể tổ chức diễn đàn trong 2 ngày 24 và 25 tháng tư năm 2009.
Chủ đề của Diễn đàn cũng đã được lựa chọn. Lãnh đạo cấp cao các nước đến từ Đông Nam Âu, các nước ven Biển Đen và Biển Ca-xpi, các nước Trung Á, các nước thành viên Liên minh châu Âu, các viện nghiên cứu ở châu Âu, Nga và Mỹ sẽ thảo luận chủ đề: “Khí thiên nhiên cho châu Âu: An ninh và hợp tác”.
Ông Pa-va-nốp, đề nghị chương trình nghị sự của diễn đàn sẽ xoay quanh những vấn đề có tính nguyên tắc để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng và sự biến đổi khí hậu ở châu Âu cũng như những dự án khí thiên nhiên cụ thể.
Tổng thống Bun-ga-ri khẳng định, với sự tham gia tích cực và sâu rộng vào các dự án khí đốt ở châu Âu trên lãnh thổ của mình và với việc tổ chức Diễn đàn cấp cao, Bun-ga-ri muốn thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng và đối phó hiệu quả với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Pa-va-nốp nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất trong thời đại chúng ta là giải quyết hài hòa vấn đề :nhiều hơn nữa năng lượng, ít hơn nữa khí thải cho cuộc sống nhân loại”. Tổng thống Bun-ga-ri cảnh báo những hiểm họa trước việc gia tăng tim kiếm các nguồn năng lượng hóa thạch, sự giảm thiểu ngày càng nhanh của các nhiên liệu truyền thống trong 10 năm trở lại đây và sự đe dọa hủy hoại môi trường ngày càng gia tăng.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, an ninh năng lượng đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh quốc tế. Nó đòi hỏi phải có tầm nhìn toàn cầu và hành động thiết thực không chỉ cho trước mắt mà còn về lâu dài - ông Pa-va-nốp nhấn mạnh. Theo ông, để có thể giải quyết “an ninh năng lượng”, các quốc gia Á – Âu cần sớm hợp tác trên một số lĩnh vực như: gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới; đảm bảo sự minh bạch trên thị trường năng lượng; đa dạng hóa các nguồn năng lượng hướng tới việc sử dụng rộng rãi nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng nguyên tử, khi thiên nhiên cũng như việc xây dựng và vận hành an toàn mạng lưới chuyển tải năng lượng đến các hộ tiêu thụ một cách an toàn và tiết kiệm chi phí./.
Thông cáo số 8 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (25/10/2008)
ASEAN+3 thông qua nhiều chương trình về nông nghiệp  (25/10/2008)
ASEAN+3 lập quỹ dự trữ ngoại hối chung 80 tỉ USD  (25/10/2008)
Vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế  (25/10/2008)
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng  (25/10/2008)
ASEM cam kết hợp tác đối phó với khủng hoảng  (25/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển