Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
Ngày 22-11, tại huyện đảo Phú Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kiên Giang về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và kết quả thực hiện Quyết định 178/2004/QĐ-TTg về “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”.
Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh và ý kiến đóng góp của các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã phát huy lợi thế, nhất là sản xuất nông nghiệp, du lịch và thủy sản, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; nổi bật là nông nghiệp được mùa đạt 3,3 triệu tấn lương thực/1,7 triệu dân, hiện dẫn đầu cả nước về bình quân lương thực theo đầu người, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 6%...
Thủ tướng cho rằng, thành quả tăng trưởng kinh tế chung của cả nước năm 2008 đạt 6,7% có sự đóng góp quan trọng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tăng trưởng 11%), trong đó có Kiên Giang, chỉ tínhtrong 9 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa tỉnh tăng 12,25%; dự kiến cả năm 2008 tăng 12,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 800 USD/năm.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại yếu kém kìm hãm sự phát triển của tỉnh cũng như cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù là tỉnh có tiềm năng lớn trên nhiều lĩnh vực, diện tích đất đai lớn, sản lượng đánh bắtthuỷ sản dẫn đầu cả nước; sản xuất xi măng đạt xấp xỉ 5 triệu tấn /năm... nhưng hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước chưa phát triển, đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, nguồn nhân lực và khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất còn hạn chế…
Do vậythời gian tới Kiên Giang cần tập trung đầu tư nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, đặc biệt chú trọng đầu tư cho đê biển, điện sinh hoạt. Chính phủ sẽ tập trung đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến đường ven biển Kiên Giang - Cà Mau, chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực…
Thủ
tướng đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc quy
hoạch và triển khai các dự án hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị và du
lịch. Riêng đối với huyện đảo Phú Quốc, Thủ tướng cho rằng: sau 4 năm triển
khai đề án “Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” vẫn
chậm so với yêu cầu. Do vậy, không phát huy được thế mạnh của vùng đất đầy tiềm
năng này. Bởi đây là huyện đảo có diện tích và dân số lớn nhất, hội tụ đầy đủ
các yếu tố để phát triển thành trung tâm du lịch lớn của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, Kiên Giang cần phát huy tiềm năng lớn về nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch Phú Quốc... để phát triển nhanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu, phải tập trung ưu tiên đầu tư, trước hết bằng nội lực, xây dựng đường ven biển quanh đảo; xây dựng một số cảng biển; cảng hàng không quốc tế, tạo điều kiện chonhà đầu tư tham gia vào các dự án trên đảo. Bộ Xây dựng cần phối hợp với Kiên Giang thuê chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm triển khai quy hoạch hạ tầng và rà soát lại các khu để phát triển du lịch, dịch vụ; các bộ thu xếp nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng đường trục và đường vòng quanh đảo, hoàn thành đúng tiến độ sân bay quốc tế Phú Quốc và cảng An Thới, đồng thời mở các tuyến hàng không quốc tế đến Phú Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng và kinh tế nhằm giữ cảnh quan môi trường và bảo đảm đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt trên đảo. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẩn trương thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện trên đảo 100 MW công nghệ cao (gồm hai tổ máy, công suất 50 MW/tổ), bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và xây dựng, cung cấp đủ điện cho Phú Quốc trong vòng hai năm tới...
Kỷ niệm 68 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2008)  (23/11/2008)
Hải Phòng vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện phát triển bền vững  (22/11/2008)
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp  (22/11/2008)
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp  (22/11/2008)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tiếp Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Trung Quốc  (22/11/2008)
Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII có nhiều đổi mới và thành công nổi bật  (22/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay