Phát huy vai trò của Việt Nam trong APEC
Từ ngày 22 đến ngày 23-11-2008, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 (Hội nghị cấp cao APEC 16) sẽ diễn ra tại thủ đô Li-ma (Pê-ru). Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham gia các hoạt động chính của Hội nghị và có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một số nền kinh tế APEC. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một số nét chính về APEC cũng như sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào Diễn đàn này.
Diễn dàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 12 thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Can-ber-a tháng 11-1989 theo sáng kiến của Ô-xtrây-li-a. Từ năm 1991 đến năm 1998, APEC đã kết nạp thêm 9 thành viên, trong đó Việt Nam chính thức tham gia APEC tháng 11-1998. Từ năm 1999, APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong 10 năm. Năm 2007, APEC cam kết tiếp tục kéo dài thời hạn ngừng kết nạp thành viên mới đến năm 2010 để củng cố tổ chức.
Tới nay, APEC có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới.
Nội dung hoạt động của APEC xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, và hợp tác kinh tế, kỹ thuật với các chương trình hành động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.
Thực hiện chủ trương chung về tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, sự tham gia của Việt Nam tại APEC có nhiều chuyển biến tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, có thể kể đến một số kết quả cụ thể như: Việt Nam đã tổ chức thành công và làm tốt vai trò chủ nhà của năm APEC 2006, là thành viên tích cực tại nhiều nhóm công tác của APEC, tham gia nhiều chương trình hoạt động của APEC và là thành viên của một số Nhóm bạn của Chủ tịch; Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác, trong đó gồm nhiều đề xuất tổ chức hội thảo, khóa đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Có thể nói, sau 10 năm tham gia, APEC đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với tăng trưởng, phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện, trong đó có thể kể đến việc góp phần nâng cao nội lực của đất nước. Thực hiện các cam kết hợp tác trong APEC góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực. Ngoài ra, các dự án hợp tác của Quỹ APEC, tuy không lớn nhưng cũng góp phần nâng cao năng lực của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là nâng cao kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập. Bên cạnh đó, sự tham gia cùng những đóng góp tích cực của Việt Nam trong 10 năm qua đã tạo dựng được vai trò và hình ảnh tốt của mình trong khu vực APEC nói riêng và trên thế giới nói chung./.
Nét mới phát triển kinh tế - xã hội ở Mường La  (18/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la  (18/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 10-11 đến 16-11-2008)  (18/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 10-11 đến 16-11-2008)  (18/11/2008)
Văn học, nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập  (17/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên