Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la đi vào thực chất và hiệu quả
Tổng thống H. Cha-vét
trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006 |
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét, hôm nay (18-11), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân rời Hà Nội đi thăm chính thức Vê-nê-du-a-la, từ ngày 19 đến ngày 21-11-2008. Đây là chuyến thăm ở cấp Nguyên thủ Nhà nước đầu tiên của Việt Nam tới Vê-nê-du-ê-la.
Diễn ra trong bối cảnh Tổng thống H. Cha-vét tái đắc cử nhiệm kỳ 2 (2007- 2013), tiếp tục đẩy mạnh cuộc Cách mạng Bolivar, tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế, hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 ở Vê-nê-du-ê-la và quan hệ Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la thời gian qua có những bước phát triển tích cực, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước; cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy các dự án hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có nhu cầu; ký kết các thỏa thuận, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương; đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Vê-nê-du-ê-la đi vào thực chất và có hiệu quả.Việt Nam và Vê-nê-du-ê-la chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 12- 1989, nhưng từ lâu nhân dân hai nước đã có sự hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, hòa cùng làn sóng đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân Vê-nê-du-ê-la đã dấy lên phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua có những bước phát triển tích cực, nhất là từ khi nước ta mở Đại sứ quán tại thủ đô Ca-ra-cát tháng 9-2005 và Vê-nê-du-ê-la mở Đại sứ quán tại thủ đô Hà Nội tháng 1- 2006. Hai nước tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi ý kiến và đi thăm lẫn nhau. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5-2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3-2006), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải (10-2006), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (10-2007), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng (8-2006) thăm Vê-nê-du-ê-la. Tổng thống H. Cha-vết (31-7 - 1-8- 2006), các Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Wi-li-am I-xa-ra (7-2005) và An-xi-đét Rôn-đôn (5-2006, 7-2006) thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp Tổng thống H. Cha-vét tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước phương Nam (Cu-ba, 4-2000) và Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (Niu Óoc, 9-2000); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Tổng thống H. Cha-vét trong dịp dự Hội nghị cấp cao 14 Phong trào Không liên kết (Cu-ba, 9-2006). Quốc hội Vê-nê-du-ê-la đã thành lập Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với Việt Nam. Ngày 3-10-2007, tiến hành Đại hội thành lập Hội Hữu nghị và Đoàn kết Vê-nê-du-ê-la - Việt Nam. Trước đó, ngày 20-7-2006, Hội Hữu nghị Việt Nam- Vê-nê-du-ê-la cũng đã được thành lập, do GS, TS Vũ Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, làm Chủ tịch, và Hội chính thức ra mắt tại Hà Nội ngày 1-8-2006 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống H. Cha-vét.
Nổi bật là chuyến thăm Vê-nê-du-ê-la của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5-2007) với Tuyên bố cấp cao khẳng định hai bên xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện”. Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban liên Chính phủ hai nước vừa được tổ chức (8-2008), với nội dung triển khai thỏa thuận cấp cao hai nước, xác định các lĩnh vực hợp tác, thúc đẩy các dự án cụ thể, nhất là về năng lượng, dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp; qua đó, khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương từng bước được hoàn thiện. Giá trị trao đổi thương mại, tuy có nhiều tiềm năng và mặc dù còn ở mức khiêm tốn, nhưng đã tăng đáng kể trong hai năm trở lại đây. Năm 2006, kim ngạch thương mai hai chiều đạt gần 20 triệu USD, tăng 146% so với năm 2005; năm 2007 đạt 11,7 triệu USD và 6 tháng đầu năm nay đạt 10,1 triệu USD.
Nằm bên bờ biển Ca-ri-bê, Vê-nê-du-ê-la có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch. Kể từ khi nhậm chức tháng 2-1999, và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 (2007- 2013), Tổng thống H. Cha-vét và những người cùng chí hướng và lực lượng cánh tả đã thành lập Đảng Xã hội thống nhất Vê-nê-du ê-la- PSUV (3-2008) để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước, cam kết xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, kiên quyết tiến hành cải cách kinh tế, xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, lạc hậu và bất bình đẳng ở Vê-nê-du-ê-la - một quốc gia có nhiều tiềm năng nhưng lại có 2/3 số dân sống nghèo khổ, thực hiện ước mơ giải phóng và tiến bộ của người Anh hùng Mỹ La-tinh Xi-môn Bô-li-va. Kể từ năm 1999 đến nay, Vê-nê-du-ê-la đã có những bước thay đổi to lớn. Chính quyền của Tổng thống H. Cha-vét được Quốc hội ủng hộ đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế quan trọng; thực thi các chính sách trợ cấp, trợ giá, khuyến khích lao động; mở các chiến dịch xóa nạn mù chữ, chữa bệnh miễn phí, cấp nhà ở và tạo công ăn việc làm cho người nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Hiện nay, Vê-nê-du-ê-la có nền kinh tế phát triển mạnh, có mức tăng trưởng cao nhất, nhì ở khu vực Mỹ La-tinh; giá trị thương mại năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2007, GDP đạt 236,4 tỉ USD; dự trữ ngoại tệ đạt 33,48 tỉ USD; xuất khẩu đạt 69,17 tỉ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa đạt 50 tỉ USD.
Trong chính sách đối ngoại, Vê-nê- du-ê-la chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên tinh thần đề cao độc lập và chủ quyền dân tộc, chống cường quyền; đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ La-tinh - Ca-ri-bê, đặc biệt là tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bất công và bóc lột. Vị thế của Vê-nê-du-ê-la ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên trường quốc tế.
Khai thác, phát huy tiềm năng của mối quan hệ Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước là đòi hỏi đang đặt ra cho mỗi quốc gia trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển toàn diện đất nước, bảo vệ hòa bình và thành quả cách mạng, như Tuyên bố cấp cao khẳng định hai bên xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện” nhân chuyến thăm Vê-nê-du-ê-la tháng 5-2007 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
Chuyến thăm Vê-nê-du-ê-la của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là dịp để cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, tạo động lực mới đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la đi vào thực chất, hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì sự phồn vinh và cũng là nguyện vọng của nhân dân hai nước./.
Nét mới phát triển kinh tế - xã hội ở Mường La  (18/11/2008)
Phát huy vai trò của Việt Nam trong APEC  (18/11/2008)
Nét mới phát triển kinh tế - xã hội ở Mường La  (18/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la  (18/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 10-11 đến 16-11-2008)  (18/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay