An ninh lương thực thế giới trước những thách thức mới
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã chọn chủ đề "An ninh lương thực thế giới trước những thách thức mới" cho Ngày Lương thực Thế giới năm nay (16-10) nhằm nhắc nhở mọi người về những mối đe dọa có thể gây ra đối với an ninh lương thực.
FAO cho rằng nông nghiệp đóng một vai trò kép đối với sự biến đổi khí hậu. Một mặt, hoạt động của ngành này góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu do sản sinh ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mặt khác lại góp phần làm giảm lượng khí thải đó.
Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy lượng khí thải do hoạt động nông nghiệp và nạn chặt phá rừng gây ra chiếm 30% tổng số khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thế nhưng, nông nghiệp có thể nuôi sống nhiều người hơn nếu áp dụng phương thức vừa sản xuất, vừa giữ gìn môi sinh.
Biến đổi khí hậu đang tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả mọi người trong xã hội. Thời tiết thất thường do biến đổi khí hậu đã làm giảm sản lượng lương thực và đây là một thách thức đối với an ninh lương thực thế giới.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, công nghiệp năng lượng sinh học thế giới đã phát triển nhanh chóng, việc sử dụng năng lượng sinh học đang được coi là một biện pháp nhằm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.
Trong báo cáo mới đây về "Thực trạng lương thực và nông nghiệp năm 2008", FAO đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét lại chính sách phát triển năng lượng sinh học nhằm tạo dựng sự phát triển lâu dài. Theo báo cáo, từ năm 2000 - 2007, sản xuất nhiên liệu sinh học đã tăng gấp 4 lần. Loại nhiên liệu này hiện nay chiếm 2% tổng lượng nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới.
Báo cáo cho rằng nhu cầu về năng lượng sinh học sẽ tăng đều đặn trong 10 năm tới và sẽ gây áp lực đối với giá lương thực. Điều này tạo ra một thách thức nữa đối với an ninh lương thực thế giới.
Phát biểu nhân Ngày Lương thực Thế giới năm nay, Tổng Giám đốc FAO Giắc-cơ Đi-ốp (Jacques Diouf) nêu rõ, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ tác động tới kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển, và, đặc biệt, sẽ gây những tác động tiêu cực hơn cho an ninh nông nghiệp và lương thực. Trước hết, các khoản tín dụng của ngân hàng dành cho lĩnh vực nông nghiệp, viện trợ của chính phủ và vốn đầu tư vào nông nghiệp sẽ bị hạn chế. Tiếp đến, sản lượng các vụ thu hoạch sẽ giảm, gây ra một đợt tăng giá lương thực mới.
Như vậy, ngoài biến đổi khí hậu và sự phát triển của công nghiệp năng lượng sinh học, khủng hoảng tài chính thế giới cũng là một thách thức đối với an ninh lương thực thế giới./.
Khai mạc Hội thi chung khảo toàn quốc “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (17/10/2008)
Cuộc khủng hoảng tài chính và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia  (17/10/2008)
Sóc Trăng: 200 tỉ đồng đầu tư vùng đồng bào Khmer  (17/10/2008)
2 triệu USD phát triển giáo dục tại Điện Biên  (17/10/2008)
Iran - Thị trường đầu tư, xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam  (17/10/2008)
Báo Đức: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn doanh nghiệp  (17/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên